-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Các biển báo giao thông cần nhớ và thường hay gặp nhất
Những biển báo giao thông thường gặp cần phải ghi nhớ thật kỹ trong năm 2022 để tránh vi phạm luật cũng như an toàn giao thông đường bộ.
Biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam được xây dựng theo quy chuẩn quốc tế. Vì vậy nên ai cũng cần nắm các thông tin cơ bản để giúp cho việc tham gia giao thông trở nên quy củ và có luật lệ hơn. Đặc biệt, các biển báo còn góp phần không nhỏ vào việc giúp xe và các phương tiện lưu thông bình thường, hạn chế ùn tắc và giảm thiểu tai nạn giao thông. Dưới đây là những biển báo giao thông cần nhớ mà bạn nên biết.
I. 4 nhóm biển báo giao thông cơ bản
Theo quy định hiện hành, các biển cảnh báo giao thông được chia thành 4 nhóm chính đó là:
-
Nhóm biển báo cấm: Cấm dừng, cấm đường, cấm xe thô sơ, cấm người đi bộ, cấm rẽ phải…
-
Nhóm biển cảnh báo nguy hiểm: Thông báo công trường, cầu hẹp, đá lở, đường ngầm, giao nhau với đường ưu tiên…
-
Nhóm biển báo hiệu lệnh: Đường dành cho người đi bộ, ấn còi, tuyến đường có cầu vượt cắt qua…
-
Nhóm biển chỉ dẫn: Chỗ quay xe, bệnh viện, nơi đỗ xe, đường cụt, đường ưu tiên…
Ngoài ra, còn có một số biển báo phụ khác như biển báo hướng rẽ, hướng đường ưu tiên, đường sắt cắt đường bộ… và vạch kẻ đường ngang hoặc đứng.
Xem thêm:
Ý nghĩa và đặc điểm của biển báo chỉ dẫn là gì?
Hướng dẫn cách lùi chuồng ngang ô tô đúng kỹ thuật
II. Thông tin chi tiết về các biển báo giao thông cần nhớ
1. Biển báo cấm
Biển báo cấm đều có viền đỏ với nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen thể hiện cho điều cấm hoặc hạn chế các phương tiện đi lại như xe thô sơ, xe cơ giới, người đi bộ…
Biển báo cấm có thể có hiệu lực trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một (một số) làn đường của 1 chiều xe chạy. Làn đường được xác nhận dựa trên các vạch dọc được đánh dấu trên mặt đường. Trong trường hợp biển cấm chỉ hạn chế trên một (một số) làn đường thì nhất thiết phải theo biển và có 1 biển phụ số 504 phía bên dưới.
Người tham gia giao thông cần phải chấp hành những điều cấm mà biển báo đã thể hiện. Nhóm biển báo cấm có tổng cộng 39 kiểu (số thứ tự từ 101 đến 140).
2. Biển báo nguy hiểm
Đây là biển báo có dạng hình tam giác đều với nền màu vàng và viền đỏ. Các hình vẽ màu đen trên biển mô tả nhằm giúp người đi đường biết được những sự việc nguy hiểm trên tuyến đường, từ đó để họ phòng ngừa hoặc xử lý. Đồng thời biển báo nguy hiểm có tổng cộng 47 kiểu (số thứ tự từ 201 đến 247).
3. Biển báo hiệu lệnh
Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn với hình vẽ màu trắng trên nền xanh. Loại biển báo này đưa ra những hiệu lệnh yêu cầu người đi đường bắt buộc phải thực hiện, chẳng hạn như phải đi vòng sang phải, đi thẳng hoặc chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…Biển báo hiệu lệnh có tổng cộng 10 kiểu (số thứ tự từ 301 đến 309).
4. Biển báo chỉ dẫn
Hình dạng thường thấy của biển báo chỉ dẫn là hình chữ nhật hoặc hình vuông với hình vẽ màu trắng trên nền xanh. Loại biển này dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc những điều cần biết, qua đó, giúp người tham gia giao thông biết những định hướng hoặc các thông tin có ích khác.
Ngoài ra, biển chỉ dẫn cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường an toàn, thuận lợi. Nhóm biển này hiện có tổng cộng 48 kiểu (số thứ tự từ 401 đến 448).
5. Biển báo phụ
Nhóm biển báo phụ có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền trắng, hình vẽ màu đen và viền đen. Đặc trưng của loại biển này là thường nằm dưới các biển chính để bổ sung, làm rõ ý nghĩa cho biển báo chính.
Thông thường, người tham gia giao thông sẽ thấy biển phụ được đặt kết hợp với các nhóm biển báo nguy hiểm, cấm, hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn. Biển báo phụ có tổng cộng 10 kiểu (số thứ tự từ 501 đến 510).
6. Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng được xem là một dạng biển báo giao thông với mục đích hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường.
Hai loại vạch kẻ đường - nằm đứng và nằm ngang - có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những biển báo hiệu đường bộ hay đèn tín hiệu giao thông. Nếu một nơi vừa có biển báo vừa có vạch kẻ đường thì người lái xe cần ưu tiên tuân thủ theo biển báo hiệu.
7. Biển báo trên đường cao tốc
Với đặc trưng của đường cao tốc là chỉ dành riêng cho xe cơ giới chạy với tốc độ cao, không giao cắt cùng với đường khác và có dải phân cách 2 chiều riêng biệt thì sẽ có hệ thống biển báo khác hơn so với các biển báo giao thông trên tuyến đường bình thường.
8. Biển báo theo hiệp định GMS
Biển báo theo hiệp định GMS được xây dựng dựa trên hiệp định GMS-CBTA. Đây là hiệp định được ký kết nhằm tạo ra hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước thuộc vùng Mekong mở rộng (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc).
Về cơ bản, nhóm biển báo này thường được sử dụng trên các tuyến đường đối ngoại.
Như vậy, VIETMAP vừa giới thiệu đến bạn các thông tin khái quát về những biển báo mà người tham gia giao thông cần biết. Để được hỗ trợ tốt hơn trong quá trình lái xe, quý khách hàng có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm của Vietmap như camera hành trình, thiết bị GPS dẫn đường… Mọi thông tin vui lòng liên hệ Hotline 1800.5555.46 của chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết.