Việt Nam

Các bộ phận trong buồng lái xe ô tô và chức năng hoạt động

Nếu muốn học lái xe hơi thì điều đầu tiên mà bạn cần nắm rõ là các bộ phận trong buồng lái xe ô tô cũng như những chức năng, cách sử dụng, điều khiển… Để biết thêm thông tin chi tiết hãy cùng VIETMAP tìm hiểu bài viết dưới đây.

cac bo phan trong buong lai xe o to

I. Các bộ phận có trong buồng lái xe ô tô mà bạn cần biết 

1. Vô lăng

Vô lăng là bộ phận không thể thiếu trong buồng lái, giúp người lái định hướng, di chuyển của xe theo ý muốn. Theo quy định giao thông của mỗi quốc gia mà vô lăng có thể được lắp đặt bên phải hoặc bên trái để thuận tiện khi lưu thông.

2. Bảng taplo

Bảng taplo (hay còn được gọi là bảng điều khiển) nằm ngay phía sau vô lăng, có nhiệm vụ cung cấp cho người lái các thông tin cần thiết. Bảng taplo xe ô tô gồm có nhiều đồng hồ cho phép hiển thị các dữ liệu khác nhau như:

  • Vận tốc của xe
  • Tình trạng nhiên liệu
  • Đồng hồ đo vòng quay máy
  • Đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát động cơ xe

3. Cần điều khiển số

cac bo phan trong buong lai xe o to

Cần số xe ô tô có nhiệm vụ điều khiển động cơ, hệ dẫn động và hỗ trợ thay đổi mô men xoắn của bánh xe. Bộ phận này cũng được sử dụng trong quá trình vận hành xe như tiến, lùi hoặc tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực mà không cần tắt máy hoặc mở ly hợp. Tùy vào từng dòng xe mà các ký hiệu trên cần điều khiển số và chức năng hoạt động cũng sẽ khác nhau. Trong số đó, các số cơ bản nhất gồm có: số tiến, lùi và số “mo”.

4. Cần điều khiển hệ thống đèn

Hệ thống đèn của xe ô tô khá phức tạp, được chia thành 2 nhóm chính là hệ thống đèn bên ngoài xe và bên trong xe. Để sử dụng được đèn, bạn phải bật, tắt đèn thông qua cần gạt được tích hợp phía sau vô lăng hoặc nằm bên dưới bảng điều khiển (tùy vào từng dòng xe). 

5. Cần điều khiển gạt nước

cac bo phan trong buong lai xe o to

Nằm hướng đối diện với cần điều khiển hệ thống đèn là cần điều khiển gạt nước, rửa kính xe ô tô. Bạn có thể đẩy lên hoặc đẩy xuống tương ứng với chức năng bật hoặc tắt của cần gạt nước. Nếu tài xế kéo cần về phía trong thì nước rửa kính sẽ được xịt lên để vệ sinh kính xe. 

Khi dùng trong thời gian dài, cần gạt nước sẽ bị mòn, hư hỏng làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển, rất nguy hiểm cho người ngồi trong xe nếu đi dưới thời tiết có độ ẩm cao, mưa, sương mù. Vì vậy bạn nên quan tâm và bảo dưỡng bộ phận này định kỳ.

6. Công tắc khởi động

Để bắt đầu một chuyến đi, tài xế phải sử dụng công tắc khởi động ô tô. Bộ phận này hoạt động dựa trên nguyên lý chuyển hóa năng lượng dự trữ bên trong bình ắc quy thành điện năng giúp xe chuyển động.

7. Bàn đạp ga

Bàn đạp chân ga được đặt ở phía trong cùng bên phải và nằm dưới hệ thống điều khiển. Người lái tác động lực vừa phải vào chân ga để kiểm soát được lượng nhiên liệu đi vào động cơ. Nếu đạp mạnh chân ga thì xe sẽ được tiếp nhiều nhiên liệu nên di chuyển với tốc độ nhanh hơn và ngược lại. 

Hiện nay, ở hầu hết các dòng ô tô, chân ga được trang bị hệ thống cảm biến bàn đạp ga nhằm đo vị trí và độ mở của bộ phận này để đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.

8. Bàn đạp phanh

cac bo phan trong buong lai xe o to

Bàn đạp phanh nằm ở bên cạnh chân ga, giúp ngừng hoặc giảm tốc độ xe khi di chuyển. Tuy nhiên, do được thiết kế đặt cạnh nhau nên có nhiều trường hợp tài xế thường hay nhầm lẫn giữa chân ga với bàn đạp phanh dẫn đến xảy ra những sự cố đáng tiếc. 

Vì thế, nếu chưa thành thạo, bạn cần tìm hiểu các kỹ năng sử dụng chân phanh và chân ga đúng cách để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

9. Phanh tay

Phanh tay hay còn được gọi là phanh dừng, được sử dụng trong quá trình đỗ xe, dừng lại ở đèn giao thông (trong trường hợp này hãy đặt xe ở số mo) hoặc trong một số trường hợp dừng khẩn cấp. 

Hiện nay, các dòng xe mới trên thị trường đã được trang bị hệ thống phanh tay điện tử nhằm giúp tối ưu hóa chức năng phanh, đảm bảo an toàn hơn trong quá trình di chuyển.

10. Bàn đạp ly hợp (xe số sàn)

Hiện nay, bàn đạp ly hợp thường gặp ở các dòng xe số sàn và được bố trí ở phía bên trái của trục lái xe. Bộ phận này có chức năng đóng, mở ly hợp hoặc ngắt truyền lực từ động cơ đến hệ thống dẫn động phía sau giúp xe vào số hoặc phanh dừng lại. Do vậy, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sử dụng côn xe đúng cách để giúp quá trình di chuyển diễn ra thuận lợi và an toàn.

II. Một số lưu ý cần nhớ dành cho người bắt đầu học lái xe

Trước khi lái xe, bên cạnh việc phải làm quen hết với tất cả bộ phận trong buồng lái xe ô tô, bạn cũng cần lưu ý 1 số điều sau đây:

  • Điều chỉnh ghế lái để có 1 tư thế ngồi thoải mái nhất. Bạn cho người hơi ngả ra phía sau, phần lưng mông ôm sát góc ghế để tránh đau nhức khi lái xe đường dài cũng như giúp hạn chế chấn thương nếu chẳng may xảy ra va chạm
  • Nên chỉnh tay lái theo hướng 9h15 để phản xạ kịp thời nếu gặp sự cố bất ngờ
  • Điều chỉnh gương cabin để quan sát hết được vùng không gian phía sau xe
  • Hai gương 2 bên nên được điều chỉnh để quan sát được xe ở làn đường bên cạnh
  • Tránh ngồi quá gần hay quá xa vô lăng. Khoảng cách lý tưởng nhất là khuỷu tay và cánh tay tạo thành đường cong mở góc từ 120 - 140 độ
  • Cài dây an toàn đúng cách trước khi khởi động xe để đảm bảo an toàn khi lái

Trên đây là những chia sẻ của VIETMAP về các bộ phận có trong buồng lái xe ô tô cùng một số lưu ý dành cho người mới tập lái. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn có được chuyến đi an toàn.


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo