Việt Nam

Hướng dẫn cách cầm vô lăng chuẩn, đảm bảo an toàn khi lái xe

Cầm vô lăng là một trong những kỹ thuật quan trọng mà người tài xế phải thuần thục khi lái xe ô tô. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các thao tác này để có thể đánh lái, trả lái cũng như điều khiển xe theo đúng lộ trình. Vậy, đâu là cách cầm vô lăng chuẩn? Bài viết sau đây của VIETMAP sẽ hướng dẫn kỹ thuật cầm vô lăng đúng cách để tài xế luôn chủ động xử lý trong mọi tình huống, đồng thời đảm bảo an toàn khi xe có xảy ra va chạm.

cach cam vo lang

I. Hướng dẫn cách cầm vô lăng chuẩn kỹ thuật

1. Chỉnh tư thế lái chuẩn

Đây là bước quan trọng giúp người lái đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông. Do đó, khi ngồi vào xe, tài xế cần điều chỉnh vị trí ghế ngồi và vô lăng phù hợp với vóc dáng, thân hình của mình. Một tư thế lái chuẩn là khi ngồi bạn cảm thấy thoải mái, tầm nhìn rộng, chân đạp phanh – côn – ga không bị với, có thể đạp hết hành trình mà không bị khó chịu. Ngoài ra, người lái phải đeo dây an toàn trước khi vận hành xe để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh bị phạm luật.

2. Điều chỉnh độ nghiêng của lưng ghế lái

Ngả ghế lái về phía sau là tư thế lái thoải mái và không khiến tài xế cảm thấy đau lưng khi ngồi lâu. Bên cạnh đó, góc ngả lý tưởng nhất là khoảng 20 phút. Ngoài ra, trong quá trình lái xe, tài xế nên ngồi thật kín, đồng thời lưng và mông áp sát vào góc gập của ghế lái. Nếu bị sai tư thế hoặc tạo ra khoảng hở sẽ khiến phần lưng bị cong hình chữ C, từ đó gây đau nhức lưng hoặc tổn thương cột sống khi duy trì trong thời gian dài.

3. Cách cầm vô lăng khi lái xe

cach cam vo lang

Cách cầm vô lăng đúng chuẩn là kiểu 9 giờ 15 phút. Lúc này, ở trên mặt vô lăng, tay trái sẽ đặt ở vị trí 9 giờ, còn tay phải ở vị trí 15 phút. Đây là góc cầm giúp bạn có thể điều khiển vô lăng dễ dàng trong mọi tình huống như: đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái, quay đầu,… Đặc biệt, trong những trường hợp xe có va chạm mạnh, việc cầm vô lăng chuẩn kiểu 9 giờ 15 phút còn giúp tạo ra góc rộng nhất để túi khí căng phồng, từ đó bảo vệ phần đầu và phần ngực của người lái, tránh làm tổn thương đến tay hiệu quả.

4. Cách đặt các ngón cái trên tay lái

Cách đặt ngón tay cái trên vô lăng đúng là khi 2 ngón cái tỳ lên vành vô lăng, các ngón còn lại nắm hờ phía dưới. Bên cạnh đó, tay tài xế không nên nắm quá chặt hoặc quá lỏng. Thực hiện đặt các ngón cái trên vô lăng đúng chuẩn sẽ giúp tài xế có thể dễ dàng xoay vô lăng khi cần thiết, đồng thời cảm nhận được rõ phản lực từ mặt đường lên vô lăng. Trong những tình huống khẩn cấp, người lái sẽ không bị móc ngón tay cái vào trong vô lăng, từ đó tránh được tình trạng bị vặn cổ tay.

5. Chú ý khoảng cách từ vai đến vô lăng xe

Trước khi điều chỉnh ghế lái, bạn cần căn chỉnh khoảng cách từ vai đến vô lăng, tránh quá xa hoặc quá gần. Bởi nếu khoảng cách quá xa, tài xế sẽ gặp khó khăn khi cần vần vô lăng nhiều vòng. Ngược lại, nếu quá gần sẽ hạn chế phạm vi hoạt động của tay. Theo các chuyên gia, tư thế cầm tay lái xe chuẩn nhất là khuỷu tay tạo góc khoảng 120 độ và khoảng cách từ vai đến vô lăng khoảng 10 -12 inch, tương đương là 25 – 30cm.

II. 7 kiểu cầm vô lăng sai cách thường gặp

1. Đặt tay dưới đáy vô lăng

cach cam vo lang

Đây là kiểu cầm vô lăng phổ biến vì giúp người lái cảm thấy đỡ bị mỏi tay, mỏi vai. Tuy nhiên, đặt tay dưới đáy vô lăng sẽ khiến việc đánh lái bị giới hạn. Nếu áp dụng kiểu này, tài xế chỉ có thể điều khiển vô lăng ở một khoảng dao động nhỏ, lúc cần xoay vòng lớn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, nhiều tài xế thường áp dụng kiểu đặt hai tay dưới vô lăng khi di chuyển trên cung đường văn, ít xe cộ, vật cản,… Tuy nhiên, nếu tình huống bất ngờ xảy ra, tài xế có thể không xử lý kịp sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh.

2. Đặt tay sát người khi cầm lái

Đặt tay sát người là kiểu cầm vô lăng thường gặp ở chị em phụ nữ. Vì tâm lý sợ mỏi và không muốn với tay để lái xe, nhiều người đã chỉnh ghế sát với vô lăng. Tuy nhiên, theo các chuyên về ô tô cho biết, bạn tuyệt đối không nên cầm vô lăng theo kiểu này vì nó sẽ làm hạn chế phạm vi hoạt động của cả tay và vô lăng. Bên cạnh đó, nếu có va chạm xảy ra, túi khí không thể bung hết và phát huy công dụng của nó.

3. Cầm chấu khi lái xe

cach cam vo lang

Tùy từng xe, vô lăng sẽ có thiết kế 2, 3 hoặc 4 chấu. Tuy nhiên, nhiều tài xế không cầm vành lái mà vẫn duy trì thói quen để tay lên chấu hoặc nắm chấu khi lái xe. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm vì khi có sự cố bất ngờ, người lái sẽ khó xử lý hoặc làm cho tay bị trượt ra khỏi chấu. Thậm chí trong những tình huống va chạm mạnh, phần tay có thể bị tổn thương.

4. Đặt tay trên đỉnh vô lăng

Đây là kỹ thuật cầm tay lái sai cách mà bạn không nên áp dụng. Vì nếu giữ vô lăng trong thời gian dài, tay của bạn sẽ bị mỏi nhanh hơn. Bên cạnh đó, nếu có sự cố bất ngờ xảy ra, người lái sẽ gặp nhiều khó khăn khi quay vô lăng để xử lý.

5. Đặt một tay ở bên hông

Đặt một tay ở bên hông là cách cầm vô lăng chỉ nên dùng khi xe di chuyển với tốc độ chậm. Trong những trường hợp xe đang chạy tốc độ cao, bạn không nên thực hiện vì nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bởi khó đánh lái kịp.

6. Cầm vô lăng kiểu 10:20 phút

cach cam vo lang

Đây là cách cầm vô lăng giúp tài xế ít bị mỏi tay khi phải lái xe lâu. Tuy nhiên, kiểu 10 giờ 20 phút không được đánh giá cao về độ linh hoạt khi xử lý tình huống. Do đó, theo các chuyên gia, bạn nên áp dụng kiểu cầm vô lăng 9 giờ 15 phút.

7. Điều khiển vô lăng bằng chân

Điều khiển vô lăng bằng chân rất nguy hiểm, bạn tuyệt đối không được áp dụng. Cách này không chỉ dễ gây tai nạn mà còn phạm lỗi của Luật Giao thông đường bộ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như mọi người xung quanh, bạn không nên thử kiểu cầm lái này.

VIETMAP đã hướng dẫn cách cầm vô lăng chuẩn, đảm bảo an toàn khi lái xe. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ học được cách kỹ thuật cầm lái đúng cách để luôn chủ động trong mọi tình huống bất ngờ xảy ra trên đường.  


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo