Việt Nam

Cập nhật thông tin về luật giao thông khi đi qua ngã tư mới nhất 2023

Để hạn chế việc mắc phải những lỗi khi đi qua ngã tư thì bạn cần biết về những quy định đối với các phương tiện ưu tiên. Vậy thì thứ tự được xét ưu tiên qua ngã tư được sắp xếp như thế nào? Hãy cùng VIETMAP tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây để có thể tham khảo hướng xử lý đúng cách khi rơi vào tình huống đó.

luat giao thong khi qua nga tu

I. Những quy định đối với xe ưu tiên

Xe ưu tiên được hiểu là phương tiện giao thông sẽ được quyền ưu tiên như đi trước từ bất kỳ hướng nào với mọi hoàn cảnh khác nhau.

Theo quy định trong Luật giao thông đường bộ mới nhất thì xe ưu tiên (xe được quyền ưu tiên) là các phương tiện có chức năng thực thi công vụ và sẽ không bị hạn chế về mặt tốc độ, được cho phép đi đường ngược chiều cũng như đường nào có thể đi được ngay cả khi đèn giao thông đang hiện đỏ (trừ đoàn xe tang) tuy nhiên cũng cần tuân theo hướng dẫn từ người điều khiển giao thông.

II. Thứ tự ưu tiên của các phương tiện khi qua ngã tư

luat giao thong khi qua nga tu

1. Những phương tiện ưu tiên

Trong Luật giao thông đường bộ 2008, Điều 22 quy định về thứ tự ưu tiên của xe khi tham gia giao thông. Đối với các phương tiện này thì sẽ được ưu tiên đi trước những xe khác mặc dù nó đang đi tới từ hướng nào và kể cả khi đi qua ngã tư.

- Xe cứu hỏa (chữa cháy): Có nhiệm vụ dập tắt đám cháy với trang thiết bị hỗ trợ chữa cháy và do lính cứu hỏa có chuyên môn nghiệp vụ cao theo quy định của pháp luật.

- Xe làm nhiệm vụ khẩn cấp của lực lượng công an, quân sự, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường phía trước: Biển số xe thường là xanh, đỏ,... nhằm phân biệt được với những phương tiện khác.

- Xe cứu thương: Vận chuyển cũng như cấp cứu những bệnh nhân đang bị thương, chở hoặc đi đón bệnh nhân đang cần cấp cứu.

- Xe tiến hành hộ đê, làm nhiệm vụ khắc phục những sự cố do dịch bệnh, thiên tai,... cần khắc phục khẩn cấp do pháp luật quy định.

- Đoàn xe tang lễ: Được sửa đổi như việc thêm họa tiết trang trí, chở dụng cụ đặc biệt như quan tài. Bên cạnh xe tải lớn chở quan tài thì đoàn xe tang lễ sẽ bao gồm xe ô tô, xe máy đi cạnh xe tải nhằm đưa quan tài đi chôn hoặc hỏa táng.

Những phương tiện trên sẽ có quyền ưu tiên đối với hai dạng đèn:

- Đèn đơn hình tròn hay đèn phát hình trụ phát ra tín hiệu ưu tiên.

- Đèn đôi hình hộp chữ nhật có hai loại bóng đèn hay bốn loại bóng đèn.

luat giao thong khi qua nga tu

Hình ảnh đèn chớp màu đỏ/xanh được gắn trên nóc của một vài xe ưu tiên

Theo như Khoản 2, Điều 22 của Luật giao thông đường bộ mới nhất thì những phương tiện có quyền ưu tiên (trừ đoàn xe tang) thì cần phải phát tín hiệu còi, đèn, cờ theo quy định khi thực hiện nhiệm vụ. Căn cứ theo Nghị định 109/2009/NĐ-CP đã hướng dẫn như sau:

- Xe cứu hỏa khẩn cấp: Có đèn quay hay đèn chớp màu đỏ hay xanh phát sáng được đặt trên nóc của xe và sẽ phát còi khi cần ưu tiên.

- Xe quân sự khẩn cấp: Đối với xe ô tô thì sẽ có đèn quay hay đèn chớp màu đỏ phát sáng được đặt trên nóc của xe hay cờ có hiệu quân sự được gắn đầu bên trái xe và sẽ phát còi tín hiệu ưu tiên. Đối với xe mô tô sẽ có đèn quay hay đèn chớp màu đỏ phát sáng nằm ở trước hoặc sau càng xe đồng thời có cờ hiệu quân sự ở đầu xe và cũng sẽ phát còi ra tín hiệu ưu tiên.

- Xe công an khẩn cấp: Đối với xe ô tô thì sẽ có đèn quay hay đèn chớp màu xanh/đỏ phát sáng đặt trên nóc của xe và cờ hiệu công an được gắn đầu bên trái xe, sẽ phát còi tín hiệu ưu tiên. Đối với xe mô tô sẽ có đèn quay hay đèn chớp màu xanh/đỏ phát sáng nằm phía trước hoặc phía sau càng xe, đồng thời có cờ hiệu công an ở đầu xe và cũng sẽ phát còi ra tín hiệu ưu tiên.

- Xe CSGT dẫn đường: Đối với xe ô tô thì sẽ có đèn quay hay đèn chớp màu xanh/đỏ phát sáng đặt trên nóc của xe và cờ hiệu công an được gắn đầu bên trái xe, sẽ phát còi tín hiệu ưu tiên. Đối với xe mô tô sẽ có đèn quay hay đèn chớp màu xanh/đỏ phát sáng nằm phía trước hoặc phía sau càng xe đồng thời có cờ hiệu công an ở đầu xe và cũng sẽ phát còi ra tín hiệu ưu tiên.

- Xe cứu thương: Có đèn quay hay đèn chớp màu đỏ phát sáng được đặt ở nóc của xe và sẽ phát còi tín hiệu ưu tiên.

- Xe hộ đê, làm nhiệm vụ khẩn cấp: Có cờ hiệu “HỘ ĐÊ” hay “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” ở đầu bên trái người lái.

2. Thứ tự ưu tiên của các phương tiện khi qua ngã tư tại đoạn đường giao nhau

Những quy tắc nhường đường khi đi qua ngã tư:

- Ở các đoạn đường không có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì sẽ có thứ tự nhường đường có những phương tiện đến từ phía bên phải.

- Ở các đoạn đường có biển báo tín hiệu đi theo vòng xuyến thì sẽ có thứ tự nhường đường cho những phương tiện đi từ bên ngược lại.

- Ở các đoạn đường giao nhau của đường ưu tiên và đường không ưu tiên hay đường chính và đường nhánh thì cần nhường đường cho phương tiện đi từ đường ưu tiên hay nhánh chính đến.

3.  Thứ tự ưu tiên của các phương tiện khi qua ngã giữa đường bộ và đường sắt

luat giao thong khi qua nga tu

Đối với đoạn đường giao giữa đường bộ và đường sắt có cùng mức độ hay đường sắt đi chung với cầu đường bộ thì thứ tự ưu tiên sẽ nhường cho những phương tiện ở đường sắt.

Đối với đoạn mà đường bộ và đường sắt giao nhau có đèn tín hiệu, chuông báo hiệu hay rào chắn thì:

- Đèn tín hiệu báo đỏ và có tiếng chuông, rào chắn ngang chặn lại: Phương tiện giao thông đường bộ sẽ phải dừng lại cũng như có khoảng cách an toàn so với rào chắn.

- Đèn tín hiệu báo đỏ tắt, chuông dừng và rào chắn mở lên: Phương tiện giao thông đường bộ sẽ được phép đi qua.

Đối với đoạn màu đường bộ và đường sắt giao nhau không có đèn tín hiệu, chuông báo hiệu hay rào chắn thì những phương tiện trên đường bộ cần quan sát hai phía:

- Nếu không có phương tiện trên đường sắt di chuyển thì được phép đi qua.

- Nếu có phương tiện trên đường sắt đang di chuyển tới thì xe trên đường bộ cần dừng lại và có khoảng cách an toàn với đường ray (cách tối thiểu 5m), đợi khi nào phương tiện trên đường sắt đã đi qua rồi mới được đi tiếp.

Khi phương tiện giao thông đường bộ gặp tình huống hư hỏng ở điểm giao giữa đường bộ và đường sắt hay trong khu vực an toàn của đường sắt thì:

- Người điều khiển phương tiện:

+ Tìm cách đặt biển báo tối thiểu 500m so với hai phía đường sắt nhằm báo hiệu cho phương tiện trên đường sắt biết.

+ Nhanh chóng thông tin với người quản lý đường sắt cũng như nhà ga gần nhất biết.

+ Ngay lập tức tìm cách đưa phương tiện ra khỏi điểm giao đó.

- Người có mặt xung quanh: Có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ đưa phương tiện ra khỏi đoạn đường giao với đường sắt.

III. Mức phạt đối với lỗi không nhường cho xe trên đường ưu tiên

Bảng mức phạt đối với các lỗi khi không nhường cho phương tiện trên đường ưu tiên

Lỗi

Mức phạt

Không tuân thủ những quy tắc về việc nhường đường tại điểm giao nhau (trừ lỗi không giảm tốc độ cũng như không nhường cho xe chạy ra từ đường chính, đường ưu tiên)

- 400.000 - 600.000 đồng 

- Nếu xảy ra tai nạn giao thông: Tước quyền sử dụng GPLL trong vòng 2 - 4 tháng.

Không giảm tốc độ cũng như không nhường cho xe chạy ra từ đường chính, đường ưu tiên

- 800.000 - 1.000.000 đồng

- Nếu xảy ra tai nạn giao thông: Tước quyền sử dụng GPLL trong vòng 2 - 4 tháng.

IV. Những câu hỏi thường gặp về xe ưu tiên khi qua ngã tư

luat giao thong khi qua nga tu

1. Những phương tiện khi đi vào giao lộ thì có còn được ưu tiên hay không?

Xe được xem là đã vào giao lộ khi bánh trước của xe vượt qua vạch trắng cho người đi bộ qua đường. Khi đó thì trong mọi hoàn cảnh thì phương tiện vào giao lộ sẽ được ưu tiên trước nhất.

2. Khi xuất hiện tín hiệu của phương tiện ưu tiên thì người tham gia giao thông cần làm gì?

Khi có còi tín hiệu cho xe ưu tiên thì người tham gia giao thông phải giảm tốc độ ngay lập tức, tránh hay dừng lại ở sát lề đường bên phải nhằm nhường đường cho phương tiện đó. Đồng thời, bạn không được phép gây cản trở thực thi nhiệm vụ đối với những xe có quyền ưu tiên.

Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin về luật giao thông khi đi qua ngã tư. VIETMAP hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích, biết được những quy định cho xe ưu tiên cũng như biết được thứ tự ưu tiên khi qua ngã tư, đồng thời tránh được những lỗi phạt không đáng có.


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo