-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về nồng độ cồn
Nồng độ cồn là lỗi vi phạm rất phổ biến khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, khi Nghị định 100/2-10/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tình trạng người tham gia điều khiển giao thông vi phạm lỗi này giảm đi đáng kể. Ngay sau đây, mời bạn cùng VIETMAP tìm hiểu chi tiết quy định của pháp luật về xử phạt hành chính đối với lỗi nồng độ cồn qua bài viết dưới đây.
I. Thế nào là nồng độ cồn?
Nồng độ cồn là chỉ số dùng để đo hàm lượng cồn có trong các thức uống có cồn như bịa, rượu. Theo đó, độ cồn này được tính theo ml etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C. Với kết quả là phần trăm rượu, bia có trong dòng máu và hơi thở của một người.
II. Những cách xác định nồng độ cồn hiện nay
1. Xác định nồng độ cồn có trong máu
Cách tính nồng độ cồn trong máu: C = 1.056*A:(10W*R)
Trong đó:
- A: số đơn vị cồn uống vào. Theo quy ước, 1đvc tương đương 220ml bia - khoảng 2/3 chai có nồng độ cồn 5%; 100ml rượu vang có nồng độ cồn là 13.5% và 30ml rượu mạnh có nồng độ cồn 40%.
- W: cân nặng
- R: hằng số hấp thụ rượu theo giới tính (nam có R = 0.7 và nữ có R = 0.6).
2. Xác định nồng độ cồn có trong khí thở
Cách tính nồng độ cồn có trong khí thở: B = C:210 Hiện nay, việc đo nồng độ cồn trong khí thở được các công an giao thông thực hiện bằng máy đo nồng độ cồn.
III. Khi nào người tham gia giao thông bị xử phạt nồng độ cồn?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt mức cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Theo đó, người điều khiển phương tiện xe mô tô và xe máy có nồng độ cồn trong cơ thể từ 50mg tới 80mg/100ml máu hay 0.25mg - 0.4mg/1 lít khí thở thì sẽ bị xử phạt.
Tuy nhiên, đối với những người điều khiển xe ô tô thì chỉ cần trong hơi thở có cồn (không phân biệt mức nồng độ cồn) thì đều bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.
IV. Mức phạt vi phạm do vượt quá mức nồng độ cồn quy định
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có thể xác định mức phạt vi phạm do vượt quá nồng độ cồn như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Hình thức xử phạt | |||
Xe máy | Xe ô tô | Xe đạp | Máy kéo, xe máy chuyên dùng | |
Chưa vượt quá 50mg /100ml máu hoặc chưa vượt quá 0.25ml/1 lít khí thở | - Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) | - Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng - 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) | - Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50ml đến 80ml/100ml máu hoặc vượt quá 0.25mg đến 0.4mg/1 lít khí thở | - Phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) | - Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (CSPL: điểm g Khoản 11 Điều 5) | Phạt tiền từ 300 - 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm k Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | - Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.4mg/1 lít khí thở | - Phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) - Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) | - Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) - Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) | Phạt tiền từ 400 - 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) | - Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) - Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Bên cạnh đó, người có thẩm quyền xử phạt còn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi người đó ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Lưu ý:
- Người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo điểm g Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
- Ngoài ra, còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tại điểm g Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP(tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng).
V. Khi bị xử phạt nồng độ sai thì bạn nên làm gì?
Theo quy định của pháp luật, nếu có căn cứ cho rằng quyết định xử phạt nồng độ cồn là không đúng thì có thể giải quyết theo 1 trong 2 cách sau:
1. Khiếu nại
Theo Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính nếu cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức. Theo đó, quyết định hành chính cụ thể trong trường hợp này là biên bản xử phạt của cảnh sát giao thông hoặc người có thẩm quyền khác.
Theo quy định của Luật khiếu nại 2011 thì cá nhân, tổ chức có thể khiếu nại thông qua hai hình thức: khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Khởi kiện
Theo Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có khởi kiện đối với quyết định hành chính nếu cho rằng quyết định hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức (quyết định hành chính trong trường hợp này là biên bản xử phạt).
Như vậy, khi đối tượng khởi kiện là biên bản xử phạt thì có 3 trường hợp được khởi kiện ra Tòa án như sau:
- Bạn đã đi khiếu nại 2 lần mà vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại.
- Hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà cơ quan có thẩm quyền không ra quyết định giải quyết khiếu nại.
- Không lựa chọn thủ tục khiếu nại mà khởi kiện trực tiếp ra Tòa án. Theo đó, trình tự và thủ tục khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện theo đúng quy định của Luật tố tụng hành chính 2015.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc các xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về nồng độ cồn mới nhất hiện nay. Hy vọng VIETMAP sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới về luật khi tham gia giao thông.