Việt Nam

Các loại đường giao thông theo quy định pháp luật bạn nên biết

Nắm rõ Luật Giao thông đường bộ vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mỗi công dân khi lưu thông trên đường. Việc nhận thức đúng về các loại đường giao thông sẽ giúp bạn di chuyển an toàn cũng như không phạm luật.

Vậy, giao thông tại Việt Nam hiện có những loại đường nào? Bài viết dưới đây của VIETMAP sẽ cập nhật những quy định mới nhất của pháp luật về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo.

 

cac loai duong giao thong

 

I. Hệ thống của mạng lưới đường bộ theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Điều 39 Luật Giao thông đường bộ 2008, các loại đường giao thông tại Việt Nam gồm:

- Đường cao tốc: Là làn đường dành riêng cho ô tô và một số dòng xe chuyên dụng khác được pháp luật quy định. Trên đường cao tốc có dải phân cách chia đường để xe chạy hai chiều riêng biệt và chỉ cho xe ra vào ở những điểm nhất định. Loại đường này không giao với một số đường khác, đồng thời được bố trí những trang thiết bị để đảm bảo giao thông liên tục, an toàn.

- Quốc lộ: Là những loại đường nối liền thủ đô Hà Nội với những trung tâm hành chính cấp tỉnh. Đường nối trung tâm hành chính cấp tỉnh từ 3 địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển hoặc cảng hàng không quốc tế tới cửa khẩu trên đường bộ, đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội.

- Đường tỉnh: Loại đường này sẽ nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc trung tâm hành chính các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, đường tỉnh có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

- Đường huyện: Là những đường nối từ trung tâm hành chính huyện đến trung tâm hành chính xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính các huyện lân cận. Ngoài ra, loại đường này đảm nhiệm vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

- Đường xã: Loại đường này sẽ nối trung tâm hành chính xã với các thôn, làng và những đơn vị tương đương. Ngoài ra, đường xã còn nối với các xã lân cận khác để đảm bảo sự thông suốt, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội xã phát triển.

- Đường đô thị: Là những đoạn đường thuộc phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.

- Đường qua khu đông dân cư: Thường nằm trong nội đô, nội thị xã hoặc nơi có nhiều dân cư sinh sống sát dọc đường, có những hoạt động ảnh hưởng tới an toàn giao thông. Vì thế, loại đường này sẽ có biển báo cần thiết cho từng chiều.

- Đường chuyên dùng: Đây là những làn đường chuyên phục vụ cho quá trình vận chuyển, đi lại của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Đường bộ: Bao gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ và bến phà đường bộ.

- Đường dành riêng cho các phương tiện cơ giới: Là những làn đường, tuyến đường cho phương tiện cơ giới lưu thông. Bên cạnh đó, loại đường này sẽ được tách biệt với đường đi của phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền. Một số nơi sẽ có chỉ dẫn bằng biển báo và vạch sơn.

- Đường dành riêng cho một số loại phương tiện: Loại đường này chỉ cho phép những phương tiện đặc biệt được lưu thông. Vì thế, nó sẽ được tách biệt với phần đường khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hoặc vạch sơn.

- Đường dành riêng cho phương tiện thô sơ và người đi bộ: Là những loại đường được tách biệt với làn đường cho xe cơ giới lưu thông bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền.

- Đường ưu tiên: Trên đường này, các phương tiện ưu tiên đến từ hướng khác sẽ được nhường khi đi qua nơi giao nhau, đồng thời có cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.

- Làn đường ưu tiên: Là làn đường mà trên đó có phương tiện được ưu tiên theo quy định của pháp luật sẽ được các phương tiện khác nhường đường khi tham gia giao thông.

- Đường không ưu tiên: Đây là những đường giao cùng mức với đường ưu tiên.

- Đường một chiều: Trên loại đường này, phương tiện chỉ được di chuyển theo một chiều nhất định.

- Đường hai chiều: Phương tiện có thể di chuyển cả chiều đi lẫn chiều về trên cùng một phần đường và không có dải phân cách.

- Đường đôi: Là những đường được phân biệt chiều đi, chiều về bằng dải phân cách.

- Phần đường xe chạy: Thuộc một phần của đường bộ được dùng cho phương tiện giao thông di chuyển.

- Phần đường dành cho xe cơ giới: Là phần đường bộ cho phép phương tiện giao thông cơ giới và xe máy qua lại.

- Phần đường dành cho xe thô sơ: Là phần đường bộ cho phép phương tiện giao thông thô sơ di chuyển.

- Làn đường: Là một phần thuộc phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, đảm bảo độ rộng để xe lưu thông an toàn. Bên cạnh đó, một phần đường xe chạy có thể là một hoặc nhiều làn đường khác nhau.

- Dải phân cách: Đây là bộ phận của đường không cho phép xe chạy trên đó, đồng thời dùng để phân chia các phần đường thành hai chiều riêng biệt. Một số trường hợp dải phân cách được dùng để phân chia đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc nhiều loại xe khác trên cùng chiều giao thông.

- Nơi đường giao nhau: Là nơi có từ hai đường giao nhau hoặc giao với đường sắt trên cùng một mặt phẳng. Lưu ý, nơi đường giao nhau không phải là nơi để chỉ những vị trí có đường bộ giao với ngõ ngách, hẻm, lối ra vào lân cận, trừ những trường hợp được pháp luật quy định.

 

cac loai duong giao thong

 

II. Đơn vị thẩm quyền nào phân loại và điều chỉnh hệ thống đường bộ?

- Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định phân loại và điều chỉnh.

- Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải. Ngoài ra, với đường đô thị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định khi đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Xây dựng.

- Hệ thống đường huyện, đường xã sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sau khi thỏa thuận với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hệ thống đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ sẽ do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi đã thỏa thuận và nhận được sự chấp nhận bằng văn bản từ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Hệ thống đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị và đường huyện sẽ do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi đã thỏa thuận và nhận được sự chấp nhận bằng văn bản từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hệ thống đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã sẽ do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi đã thỏa thuận và nhận được sự chấp nhận bằng văn bản từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

 

cac loai duong giao thong

 

III. Quy định của Pháp luật về việc đặt tên, số hiệu đường bộ

- Tên đường sẽ được đặt theo tên của danh nhân, người có công, tên di tích, sự kiện lịch sử - văn hóa, tên địa danh hoặc tên theo tập quán.

- Số hiệu đường sẽ được đặt theo số tự nhiên kèm theo chữ cái tùy từng trường hợp. Nếu đường đô thị trùng với quốc lộ thì sử dụng cả tên đường đô thị kèm tên, số hiệu quốc lộ.

- Tên, số hiệu đường bộ tham gia vào mạng lưới đường bộ thuộc khu vực, đường bộ quốc tế sẽ phải thực hiện theo thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước liên quan. Nếu đường bộ kết nối vào mạng lưới đường bộ trong khu vực, đường bộ quốc tế sẽ được dùng cả tên lẫn số hiệu đường trước nước và tên, số hiệu đường trong khu vực đường bộ quốc tế.

 

cac loai duong giao thong

 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về các loại đường giao thông tại Việt Nam. Hy vọng bài viết mà VIETMAP chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại đường, qua đó đảm bảo an toàn cũng như tránh bị phạt hành chính khi tham gia giao thông.


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo