Việt Nam

Hướng dẫn kỹ thuật lái xe ô tô ôm cua mới nhất 2023

Nếu bạn là người mới học lái xe ô tô thì một trong những kỹ thuật cần nắm chắc, đó là kỹ thuật ôm cua ô tô. Đây là kỹ thuật quan trọng, chiếm điểm số cao trong bài thi sa hình B2 và được áp dụng thường xuyên trong quá trình tham gia giao thông. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn lái xe ô tô ôm cua như thế nào? Mời bạn cùng VIETMAP theo dõi.

huong dan lai xe o to om cua

I. Tìm hiểu kỹ thuật ôm cua ô tô

huong dan lai xe o to om cua

Khi ôm cua, bạn cần lưu ý cầm vô lăng đúng cách, tay trái đặt ở vị trí 9 giờ và tay phải đặt ở vị trí 3 giờ. Khi cầm, 4 ngón tay ôm sát vào vành vô lăng, ngón cái đặt dọc theo thành vô lăng. Ngoài ra, tư thế ngồi lái ô tô cũng rất quan trọng, cần điều chỉnh độ nghiêng, độ cao của ghế với khoảng cách phù hợp, lưng tựa sát vào ghế, vai và tay thả lỏng tự nhiên.

II. Kỹ thuật cầm vô lăng thời điểm đánh lái khi vào cua

huong dan lai xe o to om cua

1. Cầm vô lăng đúng cách

Theo các chuyên gia, cầm vô lăng đúng cách rất quan trọng trong quá trình lái xe. Cụ thể, cách cầm chuẩn là vị trí cầm vô lăng 9 giờ 15 với tay phải đặt ở vị trí 3 giờ và tay trái đặt ở 9 giờ. Cách cầm này giúp người lái dễ dàng xử lý các tình huống bất ngờ và vận hành xe ổn định hơn. Ngoài ra, cách cầm vô lăng này cũng thuận tiện cho túi khí bung ra khi người lái gặp tình huống bất ngờ, dẫn đến tai nạn.

2. Đặt ngón tay trên vô lăng đúng cách

Khi cầm vô lăng, ngón cái đặt dọc theo vành vô lăng và 4 ngón tay còn lại ôm sát vào vành. Không được cầm quá chặt, cầm vừa phải để có thể xoay vô lăng một cách dễ dàng, giúp người lái cảm nhận được phản lực từ mặt đường lên trên vô lăng. Việc đặt tay đúng cách cũng góp phần bảo vệ bản thân người lái trong các trường hợp bất trắc xảy ra.

3. Giữ đúng khoảng cách từ vai đến vô lăng

Tư thế cầm vô lăng đúng chuẩn là khuỷu tay khi cầm vô lăng tạo thành một góc khoảng 120 độ, khoảng cách từ vai đến vô lăng khoảng 30 - 40cm.

4. Đánh vô lăng đúng cách khi vào cua

Khi vào cua, để làm chủ vô lăng thì động tác kéo - đẩy là quan trọng nhất. Khi cua bên nào thì tay bên đó kéo và tay còn lại hỗ trợ đẩy.

III. Các bước thực hiện kỹ thuật đánh lái vào cua

huong dan lai xe o to om cua

1. Quan sát kỹ càng từ xa

Trước khi cua, bạn cần chú ý quan sát khúc cua từ xa, xem xét khúc cua rộng hay hẹp, quãng đường di chuyển dài hay ngắn, tình trạng mặt đường trơn trượt hay gồ ghề.

2. Giảm tốc độ trước khi cua

Trước khi cua, bạn nên giảm tốc độ, giúp dễ dàng kiểm soát tốc độ, có thời gian xử lý và quan sát các tình huống bất ngờ xảy ra. Không nên chạy với tốc độ cao khi đánh lái vào cua, dễ khiến xe thiếu lái và thừa lái, gây tình trạng xe bị mất lái. Ngoài ra, phanh gấp lúc cua dễ gây nguy hiểm vì bánh xe dễ bị mất độ bám làm xe bị trượt.

3. Đánh lái vào cua

Trước hết, cần ước lượng chính xác độ cong của góc cua để đánh lái phù hợp, nên đánh lái một lần thật mượt. Bạn không nên đánh lái nhiều lần làm xe mất ổn định, Nếu cua quá dài thì bạn có thể nhích thêm để cho xe về đúng quỹ đạo.

Có 2 cách đánh vô lăng ôm cua phổ biến là đánh lái chéo tay và đánh lái kéo đẩy. Ưu điểm của đánh lái kéo đẩy là có phạm vi hoạt động tay linh hoạt nên định hướng chính xác, thuận tiện cho việc xử lý khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Ngược lại với đánh lái chéo tay, nên cách đánh lái này phù hợp với cua ở tốc độ thấp.

Sau khi đánh lái ôm cua, bạn hãy giữ nguyên góc xoay đến khi chuẩn bị cua. Đối với trường hợp độ cao góc cua thay đổi liên tục thì có thể xoay thêm hay trả lái tùy theo từng tình huống. Chú ý khi cua bạn cần giữ chắc tay.

4. Trả lái thoát cua cho xe về lại trạng thái ổn định

Khi thoát cua, bạn cần trả lái xoay ngược vô lăng, cho xe trở về quỹ đạo ban đầu. Nếu vào cua, bạn đánh lái bao nhiêu vòng thì khi trả cũng bấy nhiêu vòng. Chú ý khi trả lái chậm, bạn không nên trả lái quá nhanh tay hay để vô lăng tự xoay, cần đảm bảo vô lăng luôn trong trạng thái được đảm bảo.

huong dan lai xe o to om cua

IV. Một số lưu ý khi thực hiện đánh lái vào cua

- Việc đánh lái xe an toàn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lái. Do đó, bạn cần chú ý luyện tập ôm cua thường xuyên với nhiều dòng xe khác nhau, để sử dụng vô lăng trơn tru và nhuần nhuyễn kỹ thuật hơn.

- Trên vô lăng thường tích hợp túi khí ở vị trí 11 - 1 giờ, giúp bảo vệ người lái trong các tình huống tai nạn, nên bạn cần lưu ý đến vị trí ngồi và tư thế lái, giúp túi khí hoạt động tốt nhất.

- Lúc vào cua đánh lái quá nhiều thì khi trả cũng trả bấy nhiêu vòng, giúp xe trở lại trạng thái hoạt động bình thường. Ôm cua là một trong những kỹ thuật đòi hỏi bạn phải luyện tập thường xuyên mới đạt được độ thuần phục nhất định.

Hy vọng với những kiến thức từ bài viết VIETMAP cung cấp, bạn sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật ôm cua và ngày dần hoàn thiện kỹ năng lái ô tô của mình.  


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo