-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cập nhật khung hình phạt giao thông đường bộ chi tiết nhất
Theo đề xuất, mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm khi tham gia giao thông dự kiến tăng gấp 4-5 lần. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây VIETMAP sẽ giúp bạn cập nhật khung hình phạt giao thông đường bộ chi tiết và chính xác nhất.
I. Tra cứu khung hình phạt giao thông đường bộ chi tiết
Chuyển làn không bật tín hiệu báo trước (không xi nhan)
-
Với xe máy, người điều khiển nhận hình phạt từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm i Khoản 1 Điều 6 theo Nghị định 100). Đối với xe ô tô, người vi phạm phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100) và từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng nếu vi phạm trên đường cao tốc (theo Điểm g Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100).
-
Bên cạnh đó, với hình phạt bổ sung, người điều khiển ô tô nếu vi phạm trên cao tốc sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
Chuyển hướng không bật tín hiệu báo rẽ đường
Trường hợp này, người lái xe máy bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 6 theo Nghị định 100), người di chuyển bằng ô tô bị phạt 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm c Khoản 3 Điều 5 theo Nghị định 100).
Điều khiển xe rẽ trái/phải tại nơi có biển báo hiệu cấm rẽ trái/phải
Đối với hành vi điều khiển xe rẽ trái/phải khi gặp biển báo cấm, người di chuyển bằng xe máy nhận mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 6 theo Nghị định 100, Điểm a Khoản 4 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Người điều khiển phương tiện ô tô chịu mức phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm k Khoản 3 Điều 5 theo Nghị định 100; Điểm a Khoản 3 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP ).
Sử dụng điện thoại và các thiết bị khác khi đang tham gia giao thông
-
Đối với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe ô tô trên đường, người lái bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 5 theo Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, hình phạt bổ sung thêm đối với xe ô tô vi phạm nếu gây tai nạn giao thông: người lái bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 1 - 3 tháng và 2 - 4 tháng (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Đối với hành vi sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi điều khiển xe máy, người lái bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm h Khoản 4 Điều 6 theo Nghị định 100, Điểm g Khoản 34 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Hình phạt bổ sung với xe máy vi phạm: người lái bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6 theo Nghị định 100).
Vượt đèn đỏ, đèn vàng
-
Với hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng, người điều khiển xe máy nhận mức phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm e, khoản 4, Điều 6 theo Nghị định 100 và Điểm g Khoản 34 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Người điều khiển ô tô nhận mức phạt từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng (Điểm a Khoản 5 Điều 5 theo Nghị định 100; Điểm đ Khoản 34 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
-
Với hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng gây tai nạn giao thông, theo hình phạt bổ sung, người điều khiển xe máy bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong 1 - 3 tháng và trong 2 - 4 tháng (Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
Đi không đúng phần đường, làn đường quy định
-
Với hành vi đi sai làn, không đúng phần đường quy định, người điều khiển xe máy bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (Điểm b Khoản 7 Điều 6 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm đ Khoản 5 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Với hành vi đi sai làn đường gây tai nạn giao thông, người điều khiển xe máy bị phạt từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng, người điều khiển ô tô bị phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Ngoài ra, theo hình thức phạt bổ sung, người điều khiển xe máy bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 theo Nghị định 100).
Đi sai chỉ dẫn vạch kẻ đường
Người tham gia giao thông vi phạm lỗi đi sai chỉ dẫn vạch kẻ đường, với xe máy bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 6 theo Nghị định 100) và từ 300.000 - 400.000 đồng với phương tiện ô tô (Điểm a Khoản 1 Điều 5 theo Nghị định 100).
Đi ngược chiều đường một chiều
-
Với lỗi đi ngược chiều đường một chiều, đi ngược chiều đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, người điều khiển xe máy bị phạt 1.000.000 - 2.000.000 đồng (Khoản 5 Điều 6 theo Nghị định 100), người điều khiển ô tô nhận mức phạt từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm c Khoản 5 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Theo hình thức phạt bổ sung, người điều khiển xe máy vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Với hành vi đi ngược chiều gây tai nạn giao thông, người điều khiển xe máy nhận mức phạt từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm b Khoản 7 Điều 6 theo Nghị định 100), người điều khiển ô tô nhận mức phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Với hành vi đi ngược chiều, lùi xe trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện ô tô bị phạt từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng (Điểm a Khoản 8 Điều 5 theo Nghị định 100). Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 - 7 tháng theo hình phạt bổ sung (Điểm đ Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
Đi vào đường có biển báo cấm
-
Với hành vi đi vào đường có biển cấm, người điều khiển xe máy nhận mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (Điểm i Khoản 3 Điều 6 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô nhận mức phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 5 theo Nghị định 100; Điểm d Khoản 34 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
-
Theo hình phạt bổ sung, đối với người điều khiển xe máy vi phạm sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 6 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
Điều khiển các phương tiện giao thông không có gương chiếu hậu
-
Với hành vi điều khiển ô tô không có gương chiếu hậu, người lái nhận mức phạt từ 300.000 - 400.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 16 theo Nghị định 100).
-
Với lỗi điều khiển xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng, người lái bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm a Khoản 1 Điều 17 theo Nghị định 100).
Không đội mũ bảo hiểm
Với hành vi không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội nhưng không cài quai đúng quy cách, người điều khiển bị phạt 400.000 - 600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Không có giấy phép lái xe
-
Người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 không có giấy phép lái xe bị phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng (Khoản 11 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên bị phạt từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng (Khoản 11 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
-
Người điều khiển ô tô không có giấy phép lái xe nhận mức phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng (khoản 11 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Điều khiển phương tiện không có giấy đăng ký xe
-
Người điều khiển xe máy không có giấy đăng ký xe bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 17; Điểm m Khoản 34 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP). Người điều khiển ô tô không có giấy đăng ký xe bị phạt từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng (Khoản 9 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
-
Với hành vi không có hoặc không mang giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, người điều khiển xe máy nhận mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng (Điểm a Khoản 2 Điều 21 theo Nghị định 100), người điều khiển ô tô bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng (Điểm b Khoản 4 Điều 21 theo Nghị định 100).
Có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi lái xe
-
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/lít khí thở từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô bị phạt từ 16.000.000 - 18.000.000 đồng theo (Điểm c Khoản 8 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Theo hình thức phạt bổ sung, người vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 5; Điểm g Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Với nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở, người điều khiển xe máy nhận mức phạt từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6 theo Nghị định 100). Người điều khiển ô tô nhận mức phạt từ 30.000.000 - 40.000.000 đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5 theo Nghị định 100). Hình thức phạt bổ sung được đưa ra chung với hành vi trên là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 5; Điểm h Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
Điều khiển xe chạy quá tốc độ
-
Với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 - 10 km/h, người điều khiển xe máy bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng, người điều khiển ô tô bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 3 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h - 20 km/h, người điều khiển xe máy bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (Điểm a Khoản 4 Điều 6 theo Nghị định 100; Điểm g Khoản 34 Điều 2 theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người điều khiển ô tô bị phạt từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng.
-
Bên cạnh đó, hình thức phạt bổ sung cho hành vi vi phạm là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 20 km/h, người điều khiển xe máy bị phạt từ 4.000.000 - 5.000.000 đồng (Điểm a Khoản 7 Điều 6 theo Nghị định 100), người điều khiển ô tô bị phạt từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng (Điểm a Khoản 6 Điều 5 theo Nghị định 100).
-
Hình thức phạt bổ sung được đưa ra, với người điều khiển xe máy vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6), người điều khiển ô tô bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 - 4 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 theo Nghị định 100).
II. Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ chính xác nhất
1. Đối với các hành vi không đội mũ bảo hiểm
Người điều khiển xe máy không được mũ bảo hiểm hoặc không cài quai đúng cách, quy định sẽ nâng mức phạt từ 200.000 - 400.000 đồng lên 400.000 - 600.000 đồng.
Người đi xe đạp điện, xe máy điện cũng nhận mức phạt đề xuất mới tăng từ 100.000 - 200.000 đồng đến 400.000 - 600.000 đồng.
2. Đối với các hành vi không có giấy phép lái xe và bằng lái
Theo NĐ 100/ 2019/NĐ-CP, người điều khiển các dòng xe máy phân khối nhỏ, có dung tích dưới 175cc không có giấy phép lái xe và bằng lái xe nhận mức phạt dao động từ 800.000 - 1.200.000 đồng. Tuy nhiên, theo đề xuất mới của Dự thảo, mức phạt này có thể được tăng lên từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.
Theo đó, mức phạt đề xuất cũng áp dụng với các dòng xe máy phân khối lớn, có dung tích trên 175cc, dao động tăng từ 3.000.000 - 4.000.000 đồng lên 4.000.000 - 5.000.000 đồng.
3. Đối với các hành vi đua xe trái phép, gây mất trật tự an toàn giao thông
Các hành vi đua xe trái phép, gây mất trật tự an toàn giao thông, người lái nhận mức phạt từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng lên 10.000.000 - 15.000.000 đồng. Tùy theo các phương tiện khác nhau (bao gồm xe mô tô, xe gắn máy và xe điện), mức phạt được áp dụng phù hợp. Tuy nhiên, đây là các đề xuất về mức phạt trong dự thảo và hiện tại chưa có thông báo chính thức.
VIETMAP hy vọng với những chia sẻ từ bài viết, bạn sẽ nắm rõ hơn khung hình phạt giao thông đường bộ và các đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông chính xác nhất.