-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn một số kinh nghiệm khi lái xe ô tô số sàn 2023
Việc di chuyển trên đường có nhiều khó khăn đối với người lái, đặc biệt hơn khi dùng dòng xe số sàn vì chúng dễ hư hỏng nếu không biết sử dụng đúng cách. Bài viết sau đây được VIETMAP chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về dòng xe số sàn cũng như những kinh nghiệm lái loại ô tô số sàn để bảo vệ được xe tốt nhất.
I. Kinh nghiệm lái xe ô tô số sàn hiệu quả nhất
1. Tập rú ga
Việc rú ga được xem là thành công khi tựa chân vào bàn đạp ga và đẩy vòng tua máy lên tới 1.000 - 1.200 vòng/phút. Thông số này là mức tối thiểu để xe không bị giật và khi di chuyển trên đường đông có thể chuyển sang để hờ ở chân thắng.
2. Thời điểm sang số
Mỗi dòng xe ở từng đời khác nhau sẽ có ngưỡng chuyển số khác nhau và thường sẽ có mẫu số chung khi sử dụng xe lạ là tua máy, cụ thể:
- Depa bắt đầu ở số 1: Chân con bắt đầu từ từ và khi lăn bánh có đệm ga là vừa (côn trước). Tuy nhiên, nếu như chân côn chưa chuẩn thì bạn chỉ cần mớm ga cho tua máy tới khoảng 1.000 vòng/phút sau đó nhả côn thì xe đã không bị chết máy.
- Từ số 1 - 2: Tua máy rơi vào khoảng 1.400 - 1.800 vòng/phút chuyển là được.
- Từ số 2 - 3: Tua máy khoảng 1.300 - 1.700.
- Từ số 3 - 4 và 4 - 5: Giai đoạn này khá êm với vòng tua khoảng 1.200 - 1.600 vòng/phút.
Lưu ý: Khi muốn phanh lại thì về số, nhả ga xuống 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, nếu đường còn đông, bạn nên rà thắng, nhả côn để giảm tốc độ. Đối với trường hợp đường vẫn cho phép tốc độ đó thì bỏ thắng và giữ ga cao hơn khoảng 1.200 vòng/phút rồi bắt côn. Lúc muốn tăng tốc cũng tương tự, thế nhưng rú ga cao hơn mức cần thiết thì bạn có thể về côn để tăng số một cách êm đẹp hơn.
3. Sử dụng linh hoạt chân côn
Trong giai đoạn đầu khi chân côn kịch sàn cho đến khoảng ¼ hành trình thì côn vẫn chưa bắt nên có thể chuyển số. Đến khoảng ½ hành trình tiếp theo thì côn bắt sẽ tăng dần và xe cũng từ đó mà tăng tốc. ¼ hành trình cuối cùng thì việc có nhả chân côn hay không sẽ không ảnh hưởng đến xe.
4. Rà phanh
Ngoại trừ tình huống khẩn cấp bất ngờ thì bình thường bạn nên rà thắng thay vì đạp thắng để cảm nhận được quá trình giảm tốc.
5. Tăng ga, nhả côn
Bắt đầu đạp ga và nhả côn đến khoảng nửa hành trình để xe đạt ngưỡng chuyển số tiếp theo thì đạp nhẹ côn một cách dứt khoát. Sau đó tiếp tục sang số và nhả côn thật nhịp nhàng.
6. Nguyên tắc 10 giây ở phố
Khi di chuyển trong nội ô phố thì người lái sẽ dựa vào tình trạng giao thông mà dự đoán được vận tốc tối đa xe sẽ đi. Khi đó, tài xế sẽ có 10 giây để đưa xe đạt được tốc độ này rồi bỏ hẳn chân côn với đệm ga khoảng 1.500 vòng/phút (số 3 hoặc 4).
II. Bật mí 10 nguyên tắc khi lái xe ô tô số sàn
1. Sử dụng số đúng tốc độ
Vì ô tô số sàn sẽ di chuyển với nhiều tốc độ khác nhau nên bạn cần chú ý sử dụng số đúng với tốc độ tương ứng. Do trong trường hợp xe không đạt được tốc độ cần thiết, máy sẽ bị ì và không thể thoát được máy, tình trạng này còn được gọi là chạy ép máy.
2. Sử dụng hợp lý chân côn
Chân côn là một trong những thiết bị giúp bạn có thể lái xe an toàn hơn so với xe số tự động. Để xe hoạt động bình thường, bạn nên đạp hết côn phải và nhả gần hết rồi mới dừng 3 - 5 giây để xe chuyển bánh thì mới nhả côn hoàn toàn. Khi đạp côn mà xe không bị khựng lại đột ngột hay lao đi thì đồng nghĩa với việc người lái đã đạp chân côn đúng thời điểm.
3. Vào cua
Để dễ dàng đạp chân côn, bạn nên cua ngã tư vuông góc với tốc độ 50km/h trở xuống. Khi đó, chân phải để hờ vào chân phanh đề rà cũng như phòng ngừa trường hợp khẩn cấp. Đối với trường hợp cua ở đường con, bạn không nên đạp chân côn, đặc biệt ở tốc độ cao vì sẽ gây nguy hiểm. Lưu ý: Bạn không nên lùi số ngay trước khi ôm cua mà hãy bắt đầu về số sau khi cua xong nhưng vẫn thấy ô tô vẫn chạy chậm.
4. Côn khi tắc đường
Đối với tình huống đường tắc, bạn có thể để chân chờ sẵn ở ga-răng-ti và nếu cảm thấy xe trước nhích thì nhả chân côn cho xe nhích theo. Đối với tình huống cần đi đều hoặc chậm thì khi chân côn ra bao nhiêu, bạn giữ nguyên và tiếp tục tăng ga. Khi phía trước là đèn đỏ, bạn hãy đạp chân côn kịch sàn dứt khoát và để xe trôi chậm cho tới khi xe trước dừng hẳn thì đạp phanh nhẹ nhàng.
5. Hạn chế về số N
Theo chuyên gia, xe số sàn không nên trả về số N trong khi đang điều khiển. Vì khi đó, xe sẽ chạy theo quán tính khiến bạn mất kiểm soát, khó làm chủ được tốc độ và dễ gây tai nạn. Hơn nữa, trong trường hợp xe đang xuống dốc thì việc trả về số N sẽ khiến xe mất sự hỗ trợ từ hộp số, phanh trong thời gian dài dễ làm phanh nóng và mất tác dụng.
6. Vượt xe trên đường
Khi có nhu cầu vượt xe trên đường, đầu tiên bạn cần trả về số thấp (khoảng 3) đồng thời đệm chân phanh để hạn chế việc hỏng động cơ hay ly hợp. Sau đó bật xi-nhan, còi xe và đèn passing để thông báo cho những xe xung quanh. Cuối cùng thì chuyển sang số 5 di chuyển để tiết kiệm được nhiên liệu.
7. Để số N khi dừng đèn đỏ
Việc để xe về số N sẽ hỗ trợ tách ly hợp khỏi hộp số, điều này giúp cho vòng bi không phải tiếp xúc trực tiếp với lò xo trên bộ ly hợp. Khi đó thì hệ truyền động của ô tô sẽ được kéo dài tuổi thọ một cách đáng kể.
8. Không gác lên bàn đạp chân côn
Việc gác chân lên bàn đạp côn sẽ khiến cho bố ly hợp không ăn khớp toàn bộ với động cơ dẫn đến tình trạng trượt ly hợp. Khi đó, hộp số sẽ không truyền tải 100% công suất, gây tiêu tốn nhiên liệu và hao mòn bố ly hợp.
9. Tuyệt đối không giữ xe bằng côn khi trên dốc
Đạp côn khi trên dốc sẽ khiến cho bánh răng, bố ly hợp dẫn động và ổ bi chịu ma sát lớn. Vì thế trong trường hợp này, bạn nên dùng thắng tay trước, sau đó nhả bớt chân côn rồi tăng ga và nhả thắng từ từ.
10. Đừng ép số tăng tốc
Việc ép số nhằm tăng tốc sẽ bắt hộp số làm việc với áp lực lớn trong thời gian dài khiến tuổi thọ của thiết bị bị giảm, máy móc hao mòn.
11. Dùng thắng tay đúng cách
Thắng tay có khả năng giữ xe đứng yên khi xe đã dừng hoàn toàn, vì thế bạn không nên dùng thắng tay khi đang đề-pa ngang dốc hay siết phanh tay khi tụt dốc.
III. Những điều cần biết cho người mới học lái ô tô số sàn
1. Tham gia giao thông an toàn, văn minh
Bạn nên cư xử có trách nhiệm, không cố tăng tốc để chứng tỏ kỹ năng lái xe của mình với người tham gia giao thông khác.
2. Giữ bình tĩnh
Bạn hãy giữ bình tĩnh khi lái xe để có những quyết định sáng suốt khi có sự cố khẩn cấp xảy ra.
3. Không dùng chất kích thích khi lái xe
Việc sử dụng bia rượu hay chất kích thích khác khi lái xe sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy và tai nạn nghiêm trọng không đáng có.
4. Không dùng điện thoại khi lái xe
Mặc dù hiện tại đã có hệ thống Bluetooth khiến việc nghe điện thoại khi đang lái xe trở nên thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm bạn mất tập trung và dễ gây ra tai nạn nên hạn hãy hạn chế tối đa việc vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại.
5. Tập trung nhìn hướng lái
Bạn nên tập trung vào việc nhìn các hướng lái, tránh bị xao lãng bởi những thứ xung để đảm bảo an toàn tối đa khi tham gia giao thông.
6. Xử trí khi có tai nạn, va chạm
Nếu bạn không bị thương quá nặng thì hãy kiểm tra tình trạng của những người khác. Đồng thời, ra khỏi xe để xem xét giao thông hiện tại và nói chuyện với tài xế va chạm kia nhằm dàn xếp vụ việc. Lưu ý, bạn nên chụp hình hiện trường trước khi di chuyển xe đi hoặc lắp đặt camera giám sát hành trình để có lời giải thích về tai nạn chính xác nhất.
7. Hiểu về bộ phận xe
Việc hiểu rõ về từng bộ phận trên xe sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có khi đang di chuyển trên đường.
8. Sửa chữa cơ bản
Vì không phải bất cứ khi nào cũng có thể gọi cứu hộ nên việc biết cách sửa chữa cơ bản như thay lốp dự phòng, thêm nước làm mát, thăm dầu máy,... có thể giúp bạn khắc phục được các vấn đề trên.
9. Hạn chế mang giày cao gót khi lái xe
Giày cao gót sẽ ảnh hưởng đến việc điều khiển chính xác giữa chân phanh với chân ga, điều này dẫn đến nhiều phát sinh và tai nạn nguy hiểm.
10. Không để vật dụng dưới sàn
Hành động này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiềm ẩn như kẹt chân ga hay thắng và dễ gây ra va chạm không đáng có.
IV. Kinh nghiệm truyền miệng đối với nghề lái xe
1. Lên số nào thì xuống số đó
Đây là quy tắc khi di chuyển đường đèo cho xe số sàn lẫn xe số tự động. Khi lên dốc thì trả xe về số thấp để tăng lực kéo và khi xuống dốc cũng đưa về số thấp để phanh ghìm đúng tốc độ.
2. Đầu xuôi đuôi lọt
Nguyên tắc này có thể vận dụng trong đường hẹp, nếu đầu có thể qua thì đuôi cũng dễ dàng qua vì phần đầu sẽ rộng hơn do có hai kính chiếu hậu.
3. Nhất chạng vạng, nhì rạng đông
Đây là hai thời điểm dễ gây ra tai nạn nếu chạy với tốc độ cao và thiếu sự tập trung do ánh sáng đèn không thể phát huy hoàn toàn tác dụng của nó. Chạng vạng là khoảng thời gian giữa lúc hoàng hôn và khi Mặt Trời lặn sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, “quáng gà”, còn rạng đông sẽ rơi vào khoảng 3 - 4 giờ sáng.
4. Tiến bám lưng, lùi bám bụng
Quy tắc này sẽ hỗ trợ cho bạn không bị quẹt sườn xe vào các chướng ngại vật khi muốn ôm cua trong không gian hẹp. Hướng mà vô-lăng xoay vào chính là “bụng” còn ngược lại sẽ là “lưng”.
5. Chó tránh đầu, trâu tránh đuôi
Nếu trâu, bò hay chó bất ngờ qua đường thì người lái xe nên đi chậm và không nên mở còi. Đối với chó thì nên tránh phía đầu còn bò thì tránh phía đuôi để không gặp sự cố va chạm.
6. Côn ra, ga vào, phanh tay thả
Kinh nghiệm khi lái xe ô tô số sàn là nhả côn từ từ bằng chân trái, đồng thời mớm tăng ga và hạ phanh tay.
7. Mưa tránh trắng, nắng tránh đen
Đây là quy tắc khi lựa chọn mặt đường phụ thuộc vào thời tiết. Khi trời mưa thì vị trí có ổ gà sẽ đọng nước và phản xạ với ánh sáng khiến mặt gương lấp loáng. Còn khi trời nắng thì những khoảng tối (đen) hơn thường là ổ gà hay chất khác bị đổ trên đường.
8. Buông chân ga, qua chân thắng
Để có thể dễ dàng phanh xe lại ngay thì bạn nên đặt hờ vào chân thắng trong khi không phải lên ga.
9. Ba giây xanh thì bỏ còn ba giây đỏ thì đi
Khi đèn xanh còn 3 giây thì bạn không nên cố phóng nhanh cho kịp qua vì điều này sẽ khiến bạn dễ mất tay lái và gây ra tai nạn. Ngược lại thì khi đang chờ còn 3 giây đèn đỏ, bạn có thể chuẩn bị xuất phát để lúc xe chạy đến ngã tư là vừa đèn xanh bắt đầu.
10. Xuống phà thì xe trước người sau, lên phà thì người trước xe sau
Đây là nguyên tắc nhắc nhớ tài xế về ý thức khi xuống và lên phà.
11. Nhanh một giây, chậm một đời
Việc vội vã di chuyển mà không quan sát xung quanh hay chạy quá tốc độ không đảm bảo rằng bạn sẽ đi nhanh hơn mà thậm chí là có thể mất mạng. Vậy là VIETMAP vừa điểm qua toàn bộ những thông tin hữu ích về việc lái xe số sàn. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn học được nhiều kinh nghiệm có thể ứng dụng trong tình huống thực tiễn diễn ra.