Việt Nam

Kinh nghiệm vượt xe cùng chiều an toàn đúng cách

Vượt xe là tình huống người điều khiển ô tô phía sau vượt lên xe phía trước. Đây cũng được xem là một kỹ năng cần thiết mà người điều khiển ô tô cần biết trong quá trình lái xe. Tuy nhiên, cách vượt xe an toàn và đúng luật không phải ai cũng nắm chắc. Bài viết dưới đây của VIETMAP sẽ hướng dẫn bạn quy tắc vượt xe cùng chiều đúng cách nhất.

cach tap xe vao le

I. Quy tắc cần tuân thủ khi vượt xe cùng chiều

1. Điều kiện để được vượt xe

Người điều khiển phương tiện giao thông, khi muốn vượt xe cùng chiều, phải tuân thủ đúng các quy tắc sau:

- Phải có tín hiệu Trước khi vượt, người lái xe ô tô phải phát tín hiệu xin vượt bằng còi hoặc đèn xe. Trường hợp, xe tham gia giao thông từ 22 giờ tối – 5 giờ sáng thì không được báo hiệu bằng còi, mà chỉ xin vượt bằng đèn. Đồng thời, khi vượt xe phải vượt về phía bên trái của xe phía trước

- Chỉ vượt khi đảm bảo an toàn Để không xảy ra nguy hiểm, chỉ được vượt xe khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện an toàn như không có bất kỳ chướng ngại vật nào ở phía trước, không có phương tiện giao thông chạy ngược chiều ở đoạn đường định vượt, xe chạy phía trước không có tín hiệu xin vượt xe khác và đã tránh về bên phải đường.

- Chủ động nhường đường khi có xe xin vượt  Nếu thấy có xe sau xin vượt mà đủ điều kiện an toàn thì xe phía trước cần phải chủ động giảm tốc độ và đi sát về phía bên phải của phần đường cho đến khi xe sau vượt lên trước. Tuyệt đối không gây cản trở đối với xe xin vượt.

2. Quy định đối với trường hợp ô tô được phép vượt phải

Khi vượt các xe phải vượt về phía bên trái của người lái xe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây xe ô tô phía sau được phép vượt phải.

- Xe ô tô phía trước đang rẽ trái hoặc có tín hiệu xin rẽ trái.  -Xe chuyên dùng đang thực hiện công việc trên đường mà không thể vượt trái được.

- Xe điện đang lưu hành trên đường. Đối với đường có nhiều làn và có vạch kẻ phân làn đường cho xe cùng chiều, có quy định xe chạy trên làn đường bên phải, phải chạy với tốc độ nhanh hơn xe đang chạy ở làn đường bên trái thì có thể vượt bên phải.

Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện giao thông vẫn phải tuân thủ đúng quy định tốc độ và loại phương tiện được sử dụng ở làn đường đó.

cach tap xe vao le

3. Trường hợp ô tô không được phép vượt

Không phải lúc nào xin vượt thì cũng có thể vượt lên xe phía trước. Trong một số trường hợp sau xe ô tô tuyệt đối không được phép vượt:

- Trên đoạn cầu hẹp chỉ có 1 làn xe, trong hầm đường bộ.

- Ở nơi đường vòng, đầu dốc, những vị trí có tầm nhìn hạn chế.

- Nơi có nhiều tuyến đường giao cắt nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt.

- Xe ưu tiên đang lưu thông trên đường và phát tín hiệu làm nhiệm vụ.

- Khi điều kiện thời tiết hoặc đường sá không đảm bảo an toàn cho việc vượt.

- Nơi không đảm bảo được điều kiện để xin vượt xe.

- Nơi có biển báo cấm vượt.

II. Hướng dẫn cách vượt xe ô tô cùng chiều an toàn nhất 

Khi thấy đủ điều kiện đảm bảo vượt xe an toàn, người điều khiển phương tiện giao thông có thể bắt đầu chuẩn bị vượt xe. Tuy nhiên cần phải lưu ý một vài vấn đề sau:

1. Không được đi quá sát thân sau của xe phía trước 

Không nên chạy quá sát thân sau xe phía trước, phải luôn duy trì khoảng cách an toàn tối thiểu. Như vậy, vừa đảm bảo không gặp nguy hiểm, vừa quan sát rõ phần đường phía trước. Ngoài ra, bạn cần đề phòng những tình huống bất ngờ xảy như xe phía trước đột ngột phanh gấp hoặc có xe chạy ngược chiều đi tới.

2. Không được phép vượt ngay sau khi phát tín hiệu xin vượt

Trước khi vượt, người điều khiển phương tiện giao thông cần bật đèn xi nhan, nháy đèn pha hay bấm còi để ra tín hiệu xin vượt với xe phía trước. Tuy nhiên, sau khi phát tín hiệu, xe sau không được vượt ngay mà phải để xe phía trước nhận được tín hiệu và phản hồi lại. Trường hợp, xe đi trước bật xi nhan theo hướng xe sau xin vượt hoặc bật đèn báo khẩn cấp thì tuyệt đối không được vượt. Chỉ được vượt khi xe phía trước bật xi nhan phải đồng thời đánh lái về phía bên phải đường.

cach tap xe vao le

3. Vượt dứt khoát

Khi đã có tín hiệu nhường đường và quan sát thấy phía trước an toàn, xe sau cần đạp ga dứt khoát để vượt lên phía trước, tuyệt đối không được chạy song song với xe bên cạnh quá lâu, như vậy sẽ dễ dẫn đến tình huống nguy hiểm.

4. Nhập làn khi đảm bảo đủ khoảng cách

Khi đã vượt lên phía trước, người điều khiển phương tiện ô tô không được nhập vào làn ngay, mà phải quan sát gương chiếu hậu để chắc chắn tạo đủ khoảng cách an toàn tối thiểu với xe vừa vượt, sau đó mới từ từ nhập làn, tuyệt đối không được tạt nhanh qua đầu xe vừa vượt.

5. Duy trì tốc độ an toàn sau khi vượt

Sau khi xe vượt lên phía trước, người điều khiển phương tiện không được giảm tốc độ đột ngột, mà phải duy trì ở tốc độ đảm bảo an toàn cho cả 2 xe, tránh tình huống nguy hiểm xảy ra. 

III. Kinh nghiệm, lưu ý khi vượt xe

Ngoài việc tuân thủ đúng quy định về việc vượt xe cùng chiều của Luật Giao thông đường bộ. Để vượt xe cùng chiều an toàn, người lái xe ô tô cần lưu ý thêm một số điều sau:

1. Không nóng vội

Khi muốn vượt xe, người điều khiển phương tiện cần quan sát thật kỹ tình hình giao thông hai bên đường và phía trước, phải luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu, tuyệt đối không được nóng vội trong vấn đề vượt xe. Bởi rất nhiều lái xe chỉ vì nóng lòng vượt xe mà đã phải gánh chịu hậu quả vô cùng nghiêm trọng.  

cach tap xe vao le

2. Không vượt một lúc nhiều xe

Trong tình huống vượt nhiều xe cùng một lúc, người lái xe không thể quan sát hết được tình hình của các xe phía trước dẫn đến những sự cố bất ngờ xảy ra. Vì vậy, tuyệt đối không được vượt nhiều xe cùng một lúc. Trường hợp, xe phía trước di chuyển thành đoàn thì tùy tình huống, người lái xe có thể linh hoạt xử lý. 

3. Không vượt nối đuôi

Nếu người điều khiển phương tiện ô tô đang định vượt lên mà thấy xe phía trước cũng bắt đầu có tín hiệu vượt thì phải giảm tốc độ ngay, để cho xe phía trước vượt xong, sau đó nếu cảm thấy an toàn mới nên vượt. Tuyệt đối không được vượt nối đuôi theo xe phía trước vì như vậy sẽ rất nguy hiểm cho cả 2 xe.

4. Giữ khoảng cách an toàn khi vượt

Khi vượt xe lên trước, người điều khiển xe nên giữ một khoảng cách an toàn với xe bên cạnh, tối thiểu phải bằng nửa chiều rộng của thân xe. Như vậy, trong tình huống cấp bách, có thể tránh được va chạm giữa 2 xe. 

5. Không được vượt nếu xe phía trước đang chạy tốc độ tối đa

Trường hợp xe phía trước đang lưu hành với tốc độ tối đa cho phép thì tuyệt đối không được vượt. Bởi trong tình huống này nếu vượt, xe của bạn phải chạy với tốc độ nhanh hơn xe phía trước, như vậy bạn đã vi phạm lỗi chạy quá tốc độ và sẽ bị xử phạt. 

cach tap xe vao le

IV. Mức phạt lỗi vượt xe ô tô

Đối với từng tình huống cụ thể, mức xử phạt sẽ khác nhau cụ thể.

- Phạt 1 – 2 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1 – 3 tháng: Lỗi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.

- Phạt từ 10 – 12 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 2 – 4 tháng: Lỗi vượt xe không đúng nơi quy định và gây tai nạn giao thông.

- Phạt 3 – 5 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng:

+ Lỗi vượt xe trong những trường hợp không được phép vượt.

+ Lỗi vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu cấm vượt.

+ Lỗi không có phát tín hiệu trước khi vượt.

+ Lỗi vượt bên phải xe khác trong trường hợp không đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Trên đây là toàn bộ những quy tắc vượt xe cùng chiều mà người điều khiển phương tiện giao thông nhất định phải biết. Hy vọng, với những kiến thức VIETMAP chia sẻ, bạn có thể biết được cách vượt xe an toàn và theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ.  


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo