-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng lốp xe ô tô đúng cách
Lốp xe tốt sẽ giúp cho quá trình vận chuyển của xe trở nên an toàn và thuận lợi hơn. Do đó, việc bảo dưỡng lốp xe ô tô có vai trò vô cùng quan trong. Bài viết dưới đây, VIETMAP chia sẻ đến bạn top 10 phương pháp bảo dưỡng lốp xe ô tô đúng cách.
I. Vai trò quan trọng của việc bảo dưỡng lốp xe ô tô
Lốp xe ô tô có vai trò chính trong việc nâng đỡ toàn bộ thân xe và thực hiện các chuyển động di chuyển của xe. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì lốp xe sẽ bị mòn, áp suất trong lốp bị thay đổi. Bạn cần có những phương pháp bảo dưỡng để xe vận hành an toàn và tốt hơn. Theo các nhà chuyên gia cho biết, bạn cần kiểm tra lốp của xe ô tô thường xuyên 2 tháng/lần.
II. Top 10 phương pháp bảo dưỡng lốp xe ô tô đúng cách
1. Kiểm tra áp suất lốp
Áp suất lốp chính là độ căng hay non của lốp xe. Kiểm tra áp suất lốp xe ô tô thường xuyên sẽ giúp cho chuyến đi của bạn trở nên an toàn và thuận lợi hơn.
- Nếu lốp bánh xe quá non sẽ làm lốp xe bị mòn nhanh hơn, giảm độ bám của bánh xe với mặt đường và quãng đường phanh dài hơn, mất an toàn, có thể gây nổ lốp làm nguy hiểm cho chủ xe và cả người xung quanh
- Nếu lốp bánh xe quá căng sẽ làm diện tích phần giữa mặt lốp sẽ bị mài mòn nhanh hơn, dễ bị nổ và quãng đường phanh dài hơn, cũng gây mất an toàn
Áp suất lốp tốt nhất của xe ô tô khi tham gia giao thông là tầm 2.1.
2. Kiểm tra tình trạng lốp định kỳ
Bạn cần kiểm tra định kỳ lốp xe như độ mòn, rạn nứt, tuổi thọ lốp và áp suất lốp. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện các hỏng hóc của lốp xe, làm thay thế kịp thời nhằm tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
3. Kiểm tra chiều sâu gai lốp
Chiều sâu gai lốp (chiều sâu của những mặt rãnh trên mặt lốp). Gai lốp này có vai trò tạo độ ma sát khi lốp tiếp xúc với mặt đường, hạn chế trơn trượt ở các đoạn đường dốc, khó di chuyển.
Theo chuyên gia, bạn cần thay lốp mới khi gai lốp còn 1.6 – 3 mm nhằm giúp an toàn cho mình và tuổi thọ của lốp xe ô tô.
4. Cân bằng động
Cân bằng động nhằm giúp bạn tạo độ cân bằng cho bánh xe, đảm bảo khi bánh xe quay không tạo ra các rung lắc truyền động tới vô lăng, làm ảnh hưởng đến việc lái xe. Khi xe bạn gặp tình trạng này, bạn cần đưa xe tới gara bảo dưỡng uy tín để điều chỉnh lại trọng tâm của lốp về vị trí cân bằng.
5. Đảo lốp
Do mặt phẳng địa hình khác nhau, trong quá trình vận hành xe thì các lốp xe có độ mòn khác nhau. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sự cân bằng của xe, làm lốp xe mòn không đều và giảm tuổi thọ lốp. Nếu bạn để lâu không đảo lốp sẽ khiến lốp xe hỏng nhanh và bạn phải thay lốp mới làm tốn kém chi phí hơn.
Do đó, biện pháp tốt nhất là đảo vị trí các bánh xe với nhau để làm đồng đều độ mòn của lốp xe. Các chuyên gia khuyến cáo nên đảo lốp tầm 8.000 – 10.000km hoặc 6 tháng/lần.
6. Kiểm tra góc đặt bánh xe
Khi bạn bị lệch góc đặt bánh xe sẽ gây ra các hiện tượng như xe bị lạng sang một bên, tay lái không quay trở lại khi rẽ xong… Vậy nên, bánh xe cần được điều chỉnh theo đúng góc đặt bánh tiêu chuẩn. Dưới đây là các tiêu chí cần thiết trong việc kiểm tra góc đặt bánh xe:
Độ chụm bánh xe – Toe: Tiêu chí này được tính từ hiệu số khoảng cách giữa 2 má lốp phía sau và 2 má lốp phía trước. Gồm 3 mức độ để đánh giá độ chụm của bánh xe là:
- Độ chụm dương: Khi khoảng cách giữa 2 má lốp phía trước nhỏ hơn so với khoảng cách 2 má lốp phía sau
- Độ chụm âm: Khi khoảng cách giữa 2 má lốp phía trước lớn hơn khoảng cách 2 má lốp phía sau
- Độ chụm bằng 0: Khi hiệu số trên bằng 0 tức là 2 bánh xe song song với nhau
Góc Camber là góc của bánh xe được tạo bởi hai đường thẳng đi qua tâm của bánh xe và đường thẳng vuông góc mặt đường. Tiêu chuẩn góc này phải bằng 0, nghĩa là bánh xe được đặt thẳng đứng
- Góc Camber dương: Bánh xe bị nghiêng và làm mòn bên ngoài lốp
- Góc Camber âm: Bánh xe nghiêng vào trong và làm mòn bên trong lốp
- Góc Camber không: Bánh xe thẳng đứng giúp bảo đảm độ mòn đều 2 bên mặt lốp, trợ giúp đánh lái bằng việc dồn trọng lực lên mặt trong của bánh
Góc Caster là góc được tạo bởi đường thẳng xuyên tâm trục xoay đứng với đường thẳng vuông góc mặt đường khi nhìn ngang
7. Kiểm tra hệ thống van định kỳ
Van lốp chính là vị trí liên kết hỗ trợ bơm xe khi cần thiết. Nếu van lốp không tốt sẽ làm cho áp suất lốp không ổn định, gây rò rỉ áp suất và xe dễ gặp nguy hiểm.
Vậy nên, chủ xe cần kiểm tra định kỳ và thay thế ngay khi van có dấu hiệu nứt, gãy hay cong vẹo. Bạn có thể trang bị các bộ van kim loại như van Continental và van Tifan là các dòng van nổi tiếng về cả chất lượng, độ bền.
8. Vá lốp đúng cách
Hiện nay, có các phương pháp vá lốp phổ biến như: vá trong, vá ngoài và vá nấm. Tuy nhiên, vá nấm là phương pháp vá lốp ô tô ưu việt nhất giúp:
- Xử lý triệt để vết thủng và giúp làm đầy vết thủng từ bên trong, bên ngoài lốp
- Bề mặt ngoài được làm đầy nhằm hạn chế việc ăn mòn lốp nhanh chóng, hỗ trợ tăng cường tuổi thọ cho lốp
- Chất liệu giống với chất liệu lốp xe, có thể giãn nở vì nhiệt nên không ảnh hưởng cho quá trình vận hành
- Tiết kiệm thời gian và giúp khắc phục nhanh chóng khi gặp phải những vết thủng lốp
9. Bơm Nitơ
Bơm lốp Nitơ là lựa chọn của nhiều người, có tác dụng ổn định áp suất và tăng cường tuổi thọ cho lốp xe bởi khả năng giảm ma sát, ảnh hưởng nhiệt từ môi trường bên ngoài.
10. Lắp van cảm biến
Việc lắp van cảm biến sẽ hỗ trợ cho bạn có thể theo dõi áp suất của lốp xe, qua hệ thống màn hình hiển thị trong xe. Từ đó, bạn sẽ điều chỉnh kịp thời những sự cố nguy hiểm khi di chuyển và làm kéo dài tuổi thọ của lốp xe.
Bảo dưỡng lốp xe ô tô không phải là kỹ thuật khó nhưng lại có vai trò quan trọng tới sự an toàn khi điều khiển xe. VIETMAP hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được các phương pháp bảo quản lốp xe đúng cách và biết được tầm quan trọng trong việc kiểm tra định kỳ lốp xe.
Xem thêm:
✅ Hướng dẫn cách tự thay lốp xe ô tô nhanh chóng, an toàn
✅ TOP 7+ máy bơm hơi 12v tốt và bán chạy nhất 2023
✅ Cảnh báo áp suất lốp xe ô tô và những điều cần biết để kiểm soát
✅ Bảng Giá Cảm Biến Áp Suất Lốp Ô tô VIETMAP Loại Nào Tốt? Giá Bao Nhiêu