Việt Nam

Tìm hiểu đặc điểm và cách nhận biết các nhóm biển báo giao thông

Biển báo giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ về các loại biển báo cũng như tuân thủ đúng theo quy định. Bài viết dưới đây của VIEMAP sẽ giúp bạn tìm hiểu về các thông tin liên quan và ý nghĩa của từng loại nhóm biển báo giao thông.

 

cac nhom bien bao giao thong

 

I. Biển báo giao thông là gì?

Hiện nay chưa có văn bản quy định về khái niệm của biển cảnh báo giao thông. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu rằng biển báo giao thông là những biển hiệu được đặt trên các tuyến đường nhằm biểu thị và truyền đạt một thông tin nào đó đến người tham gia giao thông.

Theo khoản 1 điều 10 của Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Người tham gia giao thông cần tuân thủ các hình thức báo hiệu khác nhau theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Ưu tiên đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

  • Tiếp theo là hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

  • Sau đó là hiệu lệnh của biển báo giao thông.

  • Cuối cùng là hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.

Trong trường hợp, ở cùng một vị trí có 2 biển báo giao thông có ý nghĩa khác nhau là biển báo cố định và biển báo có tính chất tạm thời thì chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời.

Xem thêm:

"Bật mí" cách ghép xe ngang đơn giản cho người mới lái

Bơm hơi lốp xe ô tô bao nhiêu kg là đủ? Lưu ý khi bơm lốp xe ô tô

II. Các nhóm biển báo giao thông đường bộ nước ta

1. Biển báo cấm

Đây là nhóm biển báo biểu thị những điều cấm người đi đường thực hiện. Biển báo cấm có hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng và chữ (hoặc hình) màu đen, trừ một số trường hợp đặt biệt. Trong những văn bản pháp luật, biển báo cấm có số hiệu từ 101 đến 140. 

 

cac nhom bien bao giao thong

 

2. Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo này có vai trò cảnh báo những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra ở những đoạn đường phía trước để người tham gia giao thông chủ động phòng tránh. 

Vì vậy, người lái xe khi gặp biển báo nguy hiểm nên giảm tốc độ, quan sát nội dung bên trên biển báo để có những xử lý phù hợp. Nhóm biển báo nguy hiểm có hình tam giác với nền vàng, viền đỏ và hình vẽ màu đen bên trong. Trong các văn bản pháp luật, nhóm biển báo này được đánh số thứ tự từ 201 đến 246 trong hệ thống biển báo giao thông.

 

cac nhom bien bao giao thong

 

3. Biển báo hiệu lệnh

Nhóm biển báo này có nhiệm vụ thông báo các hiệu lệnh đến người tham gia giao thông. Biển báo hiệu lệnh có hình tròn, nền màu xanh nước biển, không có viền và hình vẽ bên trong có màu trắng. Có tất cả 9 loại biển báo hiệu lệnh và được đánh số từ 301 đến 309 trong hệ thống biển báo.

 

cac nhom bien bao giao thong

4. Biển chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn đưa ra những nội dung cần thiết nhằm hỗ trợ người tham gia giao thông đi an toàn và đúng luật. Biển chỉ dẫn thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh, không có viền. Biển chỉ dẫn đường sẽ có hình vẽ bên trong màu trắng. Còn biển thông báo các địa điểm như: trạm xăng, trạm sửa chữa,... sẽ có hình vẽ bên trong là màu đen và có nền màu trắng. 

Hiện nay, biển chỉ dẫn gồm 48 loại và có số hiệu từ 401 đến 448 trong các văn bản quy định.

 

cac nhom bien bao giao thong

 

5. Biển báo phụ

Biển báo phụ bổ sung thêm thông tin để làm rõ nội dung của các loại biển báo chính như: biển cấm, biển nguy hiểm, biển chỉ dẫn,… Các biển báo phụ thường được đặt phía dưới biển báo chính. 

Nhóm biển báo này có hình chữ nhật đứng hoặc ngang, nền trắng hoặc đôi khi là nền đỏ, có viền đen và hình vẽ bên trong màu đen. Có tất cả 10 loại biển báo phụ và được đánh số từ 501 đến 510 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.

 

cac nhom bien bao giao thong

 

6. Vạch kẻ đường 

Vạch kẻ đường cũng được xem là một dạng biển báo giao thông giúp người đi đường di chuyển đúng phần đường của mình. Vạch kẻ đường có tất cả 23 loại, được phân thành 2 dạng: vạch kẻ nằm đứng và vạch kẻ nằm ngang. Trong các văn bản pháp luật, vạch kẻ đường được đánh số từ 1.1 đến 1.23.

 

cac nhom bien bao giao thong

 

Những loại vạch kẻ đường thường gặp khi tham gia giao thông:

  • Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, nét đứt: vạch được dùng để phân chia đường thành 2 hoặc 3 làn cho 2 chiều xe chạy. Trong trường hợp cần thiết, người tham gia giao thông có thể lấn làn hoặc đè lên vạch.

  • Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đơn, nét liền: vạch này có tác dụng phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe. Đối với vạch nét liền, xe không được lấn làn và không được đè lên vạch.

  • Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, nét liền: dùng để phân chia 2 chiều xe chạy cho những đường có 4 làn trở lên. Đối với vạch này, người đi đường không được điều khiển xe lấn làn hoặc đè lên vạch.

  • Vạch kẻ đường phân chia 2 chiều, vạch đôi, một vạch nét liền, một vạch nét đứt: dùng để phân chia 2 chiều xe chạy đối với đường có từ 2 làn trở lên. Xe bên làn đường có vạch liền không được lấn làn hay đè lên vạch. Còn xe bên làn đường có vạch đứt thì được phép lấn làn hoặc đè lên vạch khi cần thiết.

7. Nhóm biển báo trên những đường cao tốc

Các tuyến đường cao tốc thường sử dụng các nhóm biển báo chỉ dẫn riêng. Biển báo dành cho đường cao tốc thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông nền xanh lá và chữ màu trắng.

 

 

8. Biển báo của hiệp định GMS

Hiệp định GMS - CBTA được ký kết nhằm mục đích tạo một hệ thống vận tải  xuyên quốc gia giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Nhóm biển báo theo hiệp định GMS được đặt trên những tuyến đường đối ngoại. 

 

cac nhom bien bao giao thong

 

III. Nếu không tuân thủ biển báo giao thông thì sẽ bị phạt thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về mức phạt vi phạm hành chính đối với người tham gia giao thông không tuân thủ biển báo như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Phạt tiền

Vi phạm mà gây tai nạn

Ô tô

300.000 - 400.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe trong thời gian từ 02 - 04 tháng

Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 11 của Điều 5

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe trong thời gian từ 02 - 04 tháng

Điểm a Khoản 1 và Điểm c Khoản 10 của Điều 6

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

100.000 - 200.000 đồng

Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) trong thời gian từ 02 - 04 tháng

Điểm a Khoản 1 và Điểm b khoản 10 của Điều 7

Xe đạp

80.000 - 100.000 đồng

 

Điểm a Khoản 1 của Điều 8

Trên đây là toàn bộ thông tin về các nhóm biển báo giao thông cũng như mức phạt khi không tuân thủ biển báo giao thông. VIETMAP hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của các biển báo để đảm bảo được sự an toàn và thuận lợi hơn khi tham gia giao thông.


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo