Việt Nam

Hướng dẫn sơn xe ô tô tại nhà nhanh và đơn giản nhất

Với những chiếc xe đã sử dụng trong một khoảng thời gian dài thì không thể tránh khỏi tình trạng bị xuống cấp và bạc màu do tác động của những yếu tố môi trường xung quanh. Do vậy mà nhiều người cũng có nhu cầu tự sơn sửa lại chiếc xe của mình tại nhà theo ý muốn và sở thích. 

Bài viết sau đây của VIETMAP sẽ hướng dẫn sơn xe ô tô tại nhà cũng như chia sẻ những lưu ý, kinh nghiệm hữu ích liên quan đến vấn đề phun sơn xe.

 

huong dan son xe

 

I. Những bước cần thực hiện khi sơn sửa xe ô tô tại nhà

 

Để có thể làm mới lại chiếc xe của mình bằng cách sơn màu, bạn có thể làm theo những bước sau đây:

Bước 1: Sơn lớp lót chống rỉ sét Bước đầu tiên này sẽ bảo vệ kim loại xe của bạn khỏi sự oxy hóa trong không khí gây gỉ sét. Đồng thời, lớp sơn lót này còn nâng cao tuổi thọ cho xe của bạn.

Bước 2: Matit làm đầy khoảng trống Khi thực hiện bước này sẽ giúp tái tạo lại hình dáng xe như mới nếu xe bạn bị biến dạng do va đập, tai nạn.

Bước 3: Sơn lớp lót xám Để có thể tăng độ liên kết và tạo bề mặt tốt nhất trước khi phun màu, bạn nên thực hiện bước này một cách thận trọng, tỉ mỉ.

Bước 4: Phun sơn màu Bước này sẽ giúp bạn thay đổi màu sắc của xe theo mong muốn. Vì vậy, bạn cần chú ý phun sơn đều tay để màu của xe có thể được bền đẹp, không bị loang lổ.

Bước 5: Sơn thêm lớp sơn bóng Đây là bước thực hiện nhằm tạo một độ bóng nhất định cho xe, bảo vệ lớp sơn khỏi bị oxy hóa trong không khí, bảo đảm xe luôn được sáng đẹp như mới.

 

II. Những loại sơn thường được sử dụng trong sơn xe ô tô

 

huong dan son xe

 

Khi tự sơn xe, nếu muốn đảm bảo được độ bền và tính thẩm mỹ cao thì bạn cần chọn lựa màu sơn thật kỹ lưỡng. Mỗi loại sơn màu sẽ có mỗi chức năng khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn, cụ thể như:

 

1. Sơn lót chống gỉ (ED)

 

Bên cạnh khả năng tạo ra lớp chống gỉ sét, tránh tình trạng ăn mòn vật liệu, người ta còn sử dụng sơn lót chống gỉ (ED) để tăng độ bám dính giữa các bề mặt nền và lớp sơn màu nhằm giúp lớp sơn được bền đẹp, đều màu.

Dựa vào mỗi hệ sơn khác nhau thì sẽ có các loại sơn chống gỉ phù hợp ở dạng nước hoặc khô trong điều kiện từ 150 độ C đến 180 độ C. Sơn lót ED gồm các thành phần chính là:

  • Chất tạo màng: Là thành phần chính của loại sơn này. Nhờ vào quá trình tĩnh điện mà nó có thể bám được vào bề mặt của vật liệu cần sơn. Ngoài ra, loại sơn ED có chất tạo mảng chủ yếu là nhựa Epoxy kết hợp cùng một số loại nhựa thông thường khác.
  • Bột màu: Thành phần bột màu chủ yếu tạo ra khả năng chống gỉ, tăng độ bền màu theo thời tiết cũng như các tính chất khác của màng sơn.
  • Dung môi: Sơn lót ED có dung môi chủ yếu là nước nhằm hòa tan các chất tạo mảng và phân tán thành phần bột màu có trong môi trường sơn. Qua đó, nó giúp màng sơn có thể được hình thành trên bề mặt vật liệu và sẽ mất đi hoàn toàn sau khi màng sơn khô.
  • Các chất phụ gia: Thành phần bao gồm các chất như axit axetic, các loại axit amin có khả năng hòa tan tốt trong nước và chất tạo màng. Khi kết hợp lại với nhau sẽ giúp chúng tăng khả năng làm việc cũng như một số tính chất tốt của màng sơn.
  • Nước DI: Loại nước này không chứa ion nhằm mục đích loại bỏ phần sơn thừa, dung môi và đồng thời thụ động hóa bề mặt của lớp sơn sau giai đoạn sơn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sơn lót chống rỉ của Nippon, trong đó có loại sơn Vinilex 1200 đặc biệt hiệu quả.

 

2. Sơn lớp lót (Primer)

 

Để giúp bề mặt xe có lớp sơn nền nhẵn mịn, bạn cần sử dụng sơn lót khi bắt đầu sơn xe. Lớp sơn lót này còn giúp chống oxy hóa, chống gỉ và nâng cao khả năng bám dính giữa các lớp sơn. Một lớp sơn lót hiệu quả sẽ có những thành phần chính như sau:

  • Chất tạo màng sơn lót tốt sẽ có thành phần là những loại nhựa như polyester, melamine, nhựa epoxy và các loại nhựa thông dụng khác.
  • Bột màu: Đây là thành phần bao gồm các loại màu bột vô cơ như: ZnO (oxit kẽm), TiO2 (Titan) và các loại bột độn khác như CaCo3 và BaSO4,...
  • Dung môi chất: Nhằm mục đích hòa tan các chất có trong thành phần như dung môi thơm, dung môi hoạt động theo este, ete hay rượu.
  • Các chất phụ gia khác: Bao gồm tất cả các chất điều khiển bề mặt, chất phân tán, chất chống lắng và chất hấp thụ các tia cực tím.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm sơn lót như: sơn lót Nax 2200, Nax 2400, sơn lót xám 303, sơn lót bằng nhựa PP,...

 

3. Sơn lớp màu phủ (Top Coat)

 

Top coat là loại sơn thường được dùng trong trang trí và tạo ra màu sắc, độ bóng và độ tương phản ánh sáng, giúp lớp sơn chịu được tác động từ môi trường và một số tính chất đặc biệt khác.

Đây là hệ sơn khô ở nhiệt độ cao lên đến 140 độ C trong vòng 18 phút. Trên thị trường hiện nay, đối với loại sơn này thì có những loại như: sơn Nax Premila, sơn tự bóng, sơn có gốc nước,...

 

4. Sơn lớp phủ bóng

 

Đây là lớp sơn dùng để tạo ra lớp ngoài cùng với chức năng tạo độ bóng cũng như bảo vệ các lớp sơn bên trong trước tác động của môi trường. Thành phần chính của sơn phủ bóng bao gồm:

  • Dầu bóng sấy khô.
  • Dầu bóng có khả năng tự khô.

Sơn phủ bóng trên thị trường có các dòng sản phẩm như: sơn bóng 2K441, 2K9600, 2K9800, sơn bóng 686, sơn bóng 9905 và sơn bóng 705.

 

III. Những kỹ năng quan trọng khi sơn sửa ô tô

 

huong dan son xe

 

Ngoài việc chọn những loại sơn tốt và phù hợp, bạn cũng nên trang bị thêm những kỹ năng cần thiết và quan trọng để có thể sơn xe một cách nhanh chóng và dễ dàng như:

 

1. Kỹ thuật làm nền sơn

 

Đây là một trong những kỹ thuật quan trọng nhằm tái tạo bề mặt của vật liệu trước khi bắt đầu sơn màu. Để làm nền bạn có thể áp dụng kỹ thuật theo các bước như sau:

  • Mài bóc lớp sơn cũ
  • Mài vát mí quanh khu vực cần sơn
  • Đánh bả matit điền đầy
  • Mài lớp matit để tái tạo bề mặt vật liệu
  • Phun lớp sơn lót xám
  • Mài lớp sơn lót xám

Để có thể thực hiện khâu làm nền một cách dễ dàng, bạn cần lưu ý như sau:

  • Thứ nhất, cần nắm rõ quy trình, chà matit và sơn lót đúng cách để không mắc phải các lỗi sau khi sơn. Nếu bạn không nắm rõ cách thực hiện sẽ dễ dẫn đến các lỗi cơ bản như: lớp sơn bị sọc nhám, không liền mí,...
  • Thứ hai, bạn cần xác định được khu vực sơn cần xử lý như khu vực bị gồ, cong lên khỏi bề mặt xe nhằm tái tạo lại các bề mặt này lại như mới.
  • Thứ ba, bạn phải có kỹ năng che chắn và phun sơn lót đúng cách để có thể xử lý bề mặt vật liệu tốt để màu sơn được rõ và đẹp.

 

2. Kỹ thuật pha màu sơn chuẩn

 

Trên thực tế, việc pha màu sơn cho xe ô tô không đơn giản như bạn nghĩ. Tùy theo mỗi loại xe có các mã màu khác nhau sẽ có những công thức pha màu khác nhau. Để có thể pha màu được chuẩn và đẹp, bạn cần lưu ý tuân theo các quy tắc sau:

  • Thứ nhất, bạn cần có khả năng cảm nhận màu sắc tốt, không bị nhầm lẫn giữa các màu.
  • Thứ hai, bạn nên nắm các quy trình pha màu để đảm bảo màu khi phun lên xe sẽ không bị xô lệch.
  • Thứ ba, bạn cần nắm kỹ các khái niệm về màu sắc để có thể tùy chỉnh công thức nhanh và chính xác, phù hợp với nhu cầu của bản thân.

 

3. Kỹ thuật phun màu sơn đẹp

 

Sau khi đã hoàn thành xong các bước trên thì đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện quá trình tân trang lại chiếc xe của bạn như mới. Đây là một khâu quan trọng quyết định lớp sơn bề mặt có đẹp và bề hay không.

Việc phun sơn xe ô tô đòi hỏi bạn cần phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm liên quan để có thể hoàn thiện một lớp sơn đẹp chuẩn.

Dưới đây là những kỹ năng mà bạn nên lưu ý:

- Thứ nhất, bạn nên xác định chính xác khoảng cách cũng như tốc độ di chuyển, góc phun, độ chồng đè và chỉnh sửa các thông số của súng sơn một cách linh hoạt,...

- Thứ hai, bạn cần phải khéo léo và tỉ mỉ trong quá trình sơn để tránh mắc phải các lỗi cơ bản như: chảy sơn, da cam,...

 

IV. Dụng cụ và thiết bị cần thiết khi phun sơn ô tô

 

huong dan son xe

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thiết bị được sử dụng để thực hiện hoạt động sơn xe tại nhà.

Tuy nhiên, nếu bạn không phải người sơn xe chuyên nghiệp thì phải tốn một khoản tiền để tìm mua những dụng cụ cần thiết, có như vậy bạn mới có thể tự sơn sửa xe tại nhà một cách tốt nhất. Những dụng cụ cần thiết gồm:

 

1. Máy chà nhám

 

Quá trình chà nhám chiếm đến hơn 40% khoảng thời gian sửa chữa tô tô. Vì vậy, máy chà nhám là công cụ rất cần thiết trong việc sơn sửa xe tại nhà, nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều so với mài bằng tay.

Ngoài ra, bề mặt vật liệu khi được chà bằng máy sẽ ổn định hơn, mịn đẹp hơn và giảm việc tiêu hao giấy chà nhám.

 

2. Phòng dùng cho phun sơn

 

Trong quá trình sơn sửa lại xe bạn có thể gặp các vấn đề về bụi, nếu như tiến hành sơn xe bên ngoài thì khả năng cao lớp sơn sẽ bị dính bụi khiến cho bề mặt sơn không được bóng và đẹp.

Do đó, bạn cần đảm bảo một nơi có đầy đủ các điều kiện để sử dụng cho hoạt động sơn xe tại nhà. Thông thường, phòng dùng cho sơn xe tiêu hao chi phí đầu tư khá hơn và thường ít gặp ở các garage nhỏ.

Do vậy mà nếu bạn tiến hành tự sơn xe ở nhà thì sẽ gặp nhiều khó khăn.

 

3. Giàn dùng pha sơn xe ô tô

 

Khi bắt đầu pha màu sơn, bạn cần trộn nhiều màu gốc để có thể tạo ra một màu sơn ưng ý nhất. Do vậy, bạn cần có giàn sơn để giúp cho việc pha chỉnh màu diễn ra nhanh chóng và thuận tiện hơn.

 

4. Súng phun sơn

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại súng phun sơn với giá cả và chất lượng khác nhau. Giá súng phun sơn thường giao động từ 500.000 đồng đến hơn 50 triệu đồng tùy theo hãng.

Để tránh tình trạng màu sơn bị dồn cục và xảy ra lỗi trong quá trình phun sơn, bạn cần lựa chọn những loại súng phun sơn có chất lượng tốt.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến các bạn những cách sơn sửa xe tại nhà một cách nhanh chóng và bền đẹp cũng như các lưu ý cần nhớ khi tiến hành sơn xe.

VIETMAP hy vọng bạn sẽ có thể tân trang lại chiếc xe của mình một cách dễ dàng và phù hợp nhất.

>>>Tham khảo: Cách xác định lỗi trong tai nạn giao thông mới nhất 2023


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo