Việt Nam

Kinh nghiệm lái xe đường dài mà bạn nên biết

Lái xe đường dài là trải nghiệm khá thú vị, tuy nhiên, đối với tài xế mới thì không dễ dàng. Do đó, nắm vững luật giao thông, thuần thục các kỹ năng và kinh nghiệm lái xe sẽ giúp bạn có một chuyến đi an toàn. Hãy cùng VIETMAP tìm hiểu kinh nghiệm lái xe đường dài qua bài viết chi tiết sau.

 

lai xe duong dai

 

I. Kinh nghiệm lái xe đường dài mà bạn nên biết

1. Chủ động phòng tránh

Khi di chuyển đường dài, sẽ có vô số tình huống bất ngờ xảy ra như: người đi bộ nhảy từ dải phân cách, các phương tiện khác đột nhiên tăng tốc lấn làn hoặc bất ngờ phanh gấp… 

Những trường hợp này, đòi hỏi bạn phải có tâm lý vững, khả năng phán đoán và xử lý nhạy bén. Để chủ động phòng tránh các tình huống nguy hiểm kể trên, bạn cần giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác, tuân thủ các tín hiệu giao thông và giảm tốc độ khi cần thiết.

2. Không lấn làn vượt ẩu

Nhằm đảm bảo an toàn khi vượt xe, tài xế cần quan sát gương chiếu hậu để xem các phương tiện khác có ý định vượt không? Nếu đủ điều kiện an toàn, tài xế mới tiến hành bật xi nhan và bóp còi, cũng có thể nháy đèn pha để báo hiệu sắp vượt với xe phía trước và phía sau. 

Tuy nhiên, bạn không nên vượt ngay mà cần đợi khoảng 3 giây để xem xét tình huống, sau đó thực hiện dứt khoát hoặc chạy song song, tránh gây cản trở tầm nhìn của các xe khác. Khi nhập làn sau khi vượt, bạn cần đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh xảy ra trường hợp va chạm nghiêm trọng. 

Tài xế tuyệt đối không được vượt khi vào đoạn đường có nhiều khúc cua, di chuyển song song với các xe có tải trọng lớn… Đây không chỉ là kinh nghiệm lái xe đường dài mà còn là nguyên tắc cơ bản cần phải tuân thủ khi tham gia giao thông.

3. Nhường đường cho xe xin vượt

 

lai xe duong dai

 

Khi di chuyển đường dài, nếu có xe xin vượt trong trường hợp đã đảm bảo khoảng cách an toàn thì bạn nên nhường đường bằng cách giảm dần tốc độ, bật xi nhan và hơi lách nhẹ sang phải, tạo điều kiện để xe sau vượt lên. Tuyệt đối không được tăng ga, ép trái các phương tiện sắp vượt hoặc đang vượt, vì hành động này rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy phía trước không đủ khoảng cách an toàn cho xe khác vượt lên, có thể bật xi nhan trái để ra tín hiệu.

4. Giảm tốc khi cần thiết

Khi di chuyển trong khu vực đông dân phức tạp, bạn nên chủ động giảm tốc độ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, khi thấy các biển báo đường giao nhau hoặc giao nhau với đường ưu tiên, bạn nên chú ý quan sát và giảm tốc độ nếu cần, vì ở những đoạn đường này dễ xảy ra va chạm với các phương tiện khác. 

Khi đến những nơi được phép quay đầu, các khu vực có tầm nhìn hạn chế hoặc có xe lớn đậu bên đường, chắn nửa làn đường thì bạn nên chủ động giảm tốc độ và chú ý quan sát. Bởi khi bị khuất tầm nhìn, bạn sẽ khó xử lý các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

5. Tránh các xe ngược chiều lấn làn

Khi gặp các xe ngược chiều lấn làn để vượt, bạn nên lập tức chủ động nhường đường. Đồng thời, cần chú ý quan sát gương chiếu hậu bên phải, nếu đủ điều kiện an toàn, bạn hãy bật xi nhan và dần di chuyển vào lề phải để tránh. Trong trường hợp bên phải đang có xe khác đang đi đến, bạn có thể giảm tốc độ đợi xe đi qua rồi tấp vào lề phải để đảm bảo an toàn.

6. Đảm bảo khoảng cách an toàn với các xe khác

 

lai xe duong dai

 

Khi lái xe đường dài, bạn nên đảm bảo khoảng cách an toàn với các phương tiện khác. Như vậy, trong trường hợp xe phía trước đột ngột phanh gấp hoặc có các vấn đề khác xảy ra, bạn hoàn toàn có đủ thời gian để phản ứng và xử lý một cách hiệu quả, an toàn.

7. Xử lý khéo léo khi xe máy lấn trái

Theo lái xe đường dài, khi gặp xe máy có ý định lấn trái, xe chạy ngược chiều lấn phải, nếu đảm bảo khoảng cách an toàn và đường đủ rộng, bạn có thể tạo điều kiện để xe vượt lên. Tuy nhiên, bạn cần bóp còi hoặc nháy đèn pha từ xa để báo hiệu, tránh đến gần rồi mới bóp còi sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông. 

Trong trường hợp đường nhỏ, khoảng cách không đảm bảo thì bạn nên giảm tốc độ đợi xe ngược chiều chạy qua rồi mới vượt xe máy. Điều này giúp xe giữ khoảng cách an toàn nhất định để đề phòng các tình huống xấu có thể xảy ra.

8. Hạn chế sử dụng phanh gấp

Khi lái xe đường dài, bạn cần hạn chế sử dụng phanh gấp trừ một số trường hợp khẩn cấp. Trường hợp muốn tìm địa điểm dừng chân, bạn nên chuyển vào làn trong, giảm tốc độ và dò đường từ từ, không nên tự ý phanh gấp và đột ngột chuyển làn. Như vậy sẽ khiến cho các phương tiện không kịp xử lý, dễ gây ra tai nạn giao thông.

9. Cẩn thận quan sát cung đường 

Khi chuyển từ đường nhỏ ra đường lớn, không có các tín hiệu giao thông, bạn nên dừng lại cẩn thận quan sát xung quanh và tránh các điểm mù. Nếu đường lớn có nhiều làn xe thì nên di chuyển vào làn bên phải gần nhất, sau đó mới lần lượt chuyển sang các làn bên cạnh.

10. Tận dụng hệ thống Cruise Control nhưng không được chủ quan

 

lai xe duong dai

 

Hệ thống tự động điều khiển hành trình Cruise Control giúp xe tự động duy trì tốc độ mong muốn, bạn không cần đạp chân ga và có thể thư giãn. Tuy nhiên khi sử dụng Cruise Control, bạn không nên chủ quan, lơ là, tránh mất tập trung quan sát, chân phải luôn đặt ở bàn đạp để phòng ngừa trường hợp khẩn cấp.

11. Cẩn thận khi chạy sát con lươn

Con lươn trên các tuyến đường còn được gọi là dải phân cách. Đây là bộ phận dùng để phân chia đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt, cũng có thể được dùng để phân chia làn đường của các loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông.

Nhiều người cho rằng khi chạy cạnh con lươn chỉ cần quan sát phần đường bên phải, điều này khá sai lầm. Trên thực tế, khi di chuyển gần con lươn, bạn vẫn có thể gặp nhiều tình huống bất ngờ như: người đi bộ đột ngột băng sang đường, các phương tiện khác chạy ngược chiều sát con lươn, xe máy luồn lách vượt ẩu… Do đó, bạn cần nâng cao cảnh giác khi chạy sát con lươn, nhất là vào ban đêm.

12. Có thể hạ cửa sổ

Khi di chuyển đường dài, bạn nên thỉnh thoảng hạ cửa sổ để giúp thư giãn. Vì khi đóng kín cửa, bật điều hòa xe trong thời gian dài dễ khiến bạn bị thiếu oxy, gây mệt mỏi và buồn ngủ. Do đó, nếu trong đoạn đường có không khí trong lành, bạn hoàn toàn có thể hạ cửa sổ để không khí trong cabin được luân chuyển, tạo cảm giác thoải mái.

13. Nghỉ ngơi khi cảm thấy mệt mỏi

Khi lái xe đường dài, đặc biệt là vào ban đêm, bạn nên nghỉ ngơi, đi vệ sinh, rửa mặt… sau mỗi 2 giờ hoặc 200km chạy xe. Đây là cách chống buồn ngủ và giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả, giúp bạn có tinh thần thoải mái, tỉnh táo hơn.

Xem thêm:

Tư thế ngồi đúng khi lái xe ô tô 

Cách kiểm tra cảm biến áp suất nhiên liệu của động cơ Diesel

II. Một số lưu ý giúp lái xe đường dài an toàn

 

lai xe duong dai

 

Để có được chuyến đi an toàn và thuận lợi, ngoài việc nắm vững các kỹ năng và kinh nghiệm lái xe, bạn cần chuẩn bị tốt một số việc sau đây:

  • Tìm hiểu trước tuyến đường: Bạn nên tìm hiểu trước tuyến đường và có lộ trình hợp lý để tránh mất thời gian. Trong trường hợp không rành đường, bạn có thể sử dụng các thiết bị định vị, bản đồ thông minh hoặc các thiết bị dẫn đường được tích hợp sẵn trên xe.

  • Đổ đầy nhiên liệu: Trên tuyến đường đi chắc chắn sẽ có nhiều trạm xăng dầu, tuy nhiên để chủ động trong hành trình, bạn nên đổ đầy nhiên liệu từ trước, đồng thời lựa chọn những trạm xăng dầu uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng.

  • Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, giấy phép lái xe, chứng nhận đăng ký xe, sổ đăng kiểm, bảo hiểm xe… để hành trình được thuận lợi.

  • Kiểm tra toàn bộ xe: Bạn cần kiểm tra kỹ các bộ phận xe, gồm: bình ắc quy, đèn xe, bugi, hệ thống lọc gió, phanh, lốp xe, nước làm mát động cơ xe, nước rửa kính, gạt mưa…

Khi lái xe đường dài trong điều kiện địa hình không thông thuộc, thời tiết thay đổi, tài xế khó tránh khỏi mệt mỏi và áp lực. Do đó, việc nắm vững kỹ năng và kinh nghiệm lái xe sẽ giúp bạn làm chủ hành trình, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển.

III. Nguyên tắc lái xe đường dài an toàn, hiệu quả

 

lai xe duong dai

 

1. Tuân thủ các quy định về tốc độ, chấp hành đúng luật giao thông

Khi lái xe đường dài, vấn đề an toàn giao thông luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, bạn cần nắm vững các kiến thức quan trọng về luật giao thông, quy định về tốc độ, làn đường, đai an toàn… để đảm bảo an toàn trong suốt hành trình di chuyển. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp, tài xế bỏ qua điều này do chủ quan về kiến thức của bản thân, từ đó gây ra những vấn đề giao thông không đáng có.

2. Có trách nhiệm khi lái xe đường dài

Có trách nhiệm khi lái xe đường dài thể hiện ở việc bạn nhường xe, rẽ cua, cách vượt xe và giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác...  Vì vậy, người lái phải luôn luôn cẩn thận, đặt an toàn lên hàng đầu và tuân thủ luật giao thông.

Trước khi quyết định vượt hay nhường phương tiện khác, bạn cần cân nhắc và chú ý quan sát kính chiếu hậu trước khi nhấn hoặc thả ga. Các tình huống bất ngờ xảy ra khi tham gia giao thông đều có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bạn nên ra hiệu vượt, nhường đường bằng đèn xi nhan, sau đó khoảng 3 giây mới nhấn, thả ga.

Tương tự với trường hợp rẽ cua, người lái cần đề phòng xảy ra va chạm với các phương tiện khác bằng cách nhìn vào gương chiếu hậu, sau đó giảm dần tốc độ, đặc biệt khi di chuyển trên đường cao tốc.

IV. Những sai lầm cần tránh khi lái xe đường dài 

 

lai xe duong dai

 

  • Bám đuôi phương tiện khác khi trời đang mưa: Đây là điều mà tài xế mới không nên thực hiện, vì sẽ dễ va chạm vào xe khác nếu có sự cố bất ngờ xảy ra.

  • Thay đổi làn đường không quan sát: Việc tùy tiện chuyển làn đường có thể gây ra tai nạn không đáng có. Bạn chỉ nên chuyển làn ở nơi có vạch kẻ đường, đồng thời cần quan sát các phương tiện trước sau, không đi vào điểm mù của xe trước và tạo khoảng cách phù hợp để quan sát xe phía sau.

  • Đi song song với xe có tải trọng lớn: Nếu không phải tình thế bắt buộc, bạn không nên di chuyển quá gần các xe lớn, vì sẽ khó xử lý khi xảy ra sự cố.

  • Điều chỉnh các loại đèn phù hợp: Bạn để chế độ đèn pha khi khoảng cách lớn và chuyển về đèn cốt, nháy đèn khi gặp phương tiện di chuyển ngược chiều.

  • Tăng tốc vượt xe khác rồi giảm tốc, không giữ khoảng cách an toàn: Điều này hay xảy ra ở các tài xế mới. Bạn cần duy trì tốc độ di chuyển bằng với xe đã vượt để đảm bảo khoảng cách an toàn.

  • Dừng, nghỉ không đúng quy định trên đường cao tốc: Bạn tuyệt đối không được đột ngột vượt và tạt đầu xe khác để dừng chân.

  • Lấn làn, tạt đầu các phương tiện khác: Đây là hành vi vi phạm luật giao thông, đồng thời còn gây nguy hiểm cho các phương tiện khác

  • Di chuyển giữa các làn đường mà không quan sát: Bạn cần bình tĩnh quan sát các phương tiện trước sau, đồng thời bật tín hiệu xin nhập làn cho đến khi các xe đi đến nhận biết và có dấu hiệu nhường đường. Như vậy bạn mới được phép từ từ vào làn và thoát làn, tránh gây trở ngại cho các xe khác.

Khi di chuyển đường dài, tài xế cần có sức khỏe tốt, nắm vững luật giao thông, thuần thục các kỹ năng và kinh nghiệm lái xe. VIETMAP hy vọng bài viết này, sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích, từ đó xây dựng cho mình lộ trình di chuyển phù hợp và an toàn.


Bài viết liên quan

Tổng đài hỗ trợ
0896164567
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo