-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Top 10 kỹ thuật lái xe cơ bản hay và hiệu quả nhất
Hiện nay, việc điều khiển ô tô không khó nhưng yêu cầu người lái cần thực sự chú tâm và nắm thế chủ động trong mọi tình huống. Hiểu được điều đó, sau đây sẽ VIETMAP tổng hợp 10 kĩ thuật lái xe ô tô cơ bản và hiệu quả nhất để bạn có thể tham khảo.
I. Cách điều chỉnh ghế ngồi lái
Việc điều chỉnh ghế lái đúng cách và phù hợp giúp bạn bao quát rõ tầm nhìn, dễ dàng thực hiện các thao tác lái, từ đó vận hành xe tốt và an toàn hơn.
Để điều chỉnh ghế lái dịch lên hoặc lùi xuống tùy ý, bạn kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế. Nếu muốn chỉnh góc đệm tựa, bạn kéo cần hoặc xoay núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái.
Sau khi điều chỉnh tư thế ngồi hợp lý, bạn cần chú ý đến một số yêu cầu sau:
- Giữ đầu gối hơi chùng khi dùng chân đạp hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga.
- Giữ tư thế thoải mái và ổn định nhất khi vận hành xe, tựa lưng 2/3 vào đệm lái.
- Khi điều khiển xe, hai chân mở tự nhiên, hai tay cầm chắc vô lăng và mắt nhìn thẳng về trước.
- Để không ảnh hưởng đến các thao tác lái xe, bạn nên sử dụng quần áo thoải mái, dễ vận động và phù hợp.
II. Cách điều chỉnh gương chiếu hậu
Người lái cần điều chỉnh gương chiếu hậu hợp lí cả trong lẫn ngoài buồng lái để dễ dàng quan quát tình hình giao thông. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tai nạn, nguy hiểm ngoài ý muốn, bạn cần tránh việc điều chỉnh gương khi đang vận hành xe.
III. Cách thắt dây an toàn
Cài thắt dây khi lái xe là yếu tố đảm bảo an toàn khi xe dừng đột ngột. Các bước thắt dây an toàn được thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Bạn ngồi trong tư thế thẳng, giữ hông và lưng cố định với ghế.
Bước 2: Tiếp đến, bạn thắt dây an toàn tại 3 điểm cố định, đảm bảo dây không bị xoắn, cài chốt chắc chắn và đúng cách.
Bước 3: Phần đai dưới thấp bạn thắt qua bụng và xương chậu, chú ý không đưa dây lên cao vị trí dạ dày. Phụ nữ mang thai nên thắt dây đeo xuống dưới, không thắt ngang trên bụng.
Bước 4: Sau đó, bạn đưa dây đai qua vai và thân người. Bạn để dây gọn trên xương đòn và ngực, không để đai sau lưng hoặc dưới cánh tay.
Bước 5: Cuối cùng, bạn kiểm tra lại dây an toàn trước khi tham gia giao thông.
IV. Kĩ thuật cầm vô lăng lái
1. Cầm vô lăng hai tay 9:15 hoặc 10:20 phút
Cầm vô lăng có nhiều kĩ thuật khác nhau, trong đó 10:20 phút hoặc 9:15 phút là 2 kiểu cầm an toàn nhất hiện nay.
Nhiều chuyên gia lái xe cho rằng, 9:15 phút là kĩ thuật hiện đại và mang đến hiệu quả cao nhất. Kiểu cầm này giúp người điều khiển dễ dàng và thoải mái khi xoay vô-lăng trái mà không bị cản đường bung túi khí.
2. Hai tay đặt dưới đáy vô lăng
Cách đặt tay dưới đáy vô lăng khi lái xe chỉ giúp xoay trong khoảng hẹp, vì thế nên rất nguy hiểm và dễ gây tai nạn. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan sử dụng kĩ thuật này khi tham gia giao thông tại các đường vắng hoặc di chuyển với tốc độ chậm và không đánh lái.
3. Hai tay ôm chấu vô lăng
Ôm chấu vô lăng là cách điều khiển xe điển hình của nhiều tài xế vừa đánh lái vừa bấm còi liên tục. Với kiểu cầm này, khi xoay vô lăng nhanh, tài xế dễ bị trượt tay gây nhiều rủi ro, nguy hiểm, thậm chí là tai nạn giao thông.
IV. Cách phanh ô tô bằng chân trái
Phanh ô tô bằng chân trái là kĩ thuật khó đòi hỏi sự nhanh nhẹn và nhiều kinh nghiệm lái xe. Đây là kỹ năng giúp ích nhiều trong các trường hợp khẩn cấp.
Khi vào cua ở tốc độ cao, sử dụng kĩ năng phanh ô tô chân trái hỗ trợ bạn giữ tốc độ xe ở mức an toàn và kiểm soát việc lái quá tay, quá mức.
V. Nên di chuyển có tốc độ tương tự các xe khác
Trong thực tế, quy tắc di chuyển xe có tốc độ tương tự các xe khác rất hữu dụng. Việc lái xe ở tốc độ thấp hoặc cao hơn các phương tiện giao thông khác gây nhiều rủi ro và nguy hiểm. Vì thế, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, bạn nên chú ý, quan sát mật độ xe, từ đó có cách điều chỉnh tốc độ cho phù hợp.
Tham khảo thêm:
- Hướng dẫn cách chỉnh ghế lái xe ô tô, tư thế ngồi lái xe không đau lưng
VI. Biết kiểm soát tay lái thiếu hoặc quá mức
Khi bạn lái thiếu, theo quán tính, các lốp xe trước sẽ bị văng ra làn đường do mất độ bám trên bề mặt. Trường hợp này xảy ra tương tự với các lốp sau khi bạn lái quá tay. Vì thế, trên các đoạn đường trơn, bạn nên lái xe với tốc độ vừa phải, không tăng tốc quá mức để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro, nguy hiểm.
VII. Điều chỉnh gương đúng cách và biết loại bỏ các điểm mù
Theo kinh nghiệm lái xe lâu năm, điều chỉnh gương đúng cách là yếu tố giúp đảm bảo tầm nhìn bao quát của người lái. Dưới đây là một số chú ý về các vị trí điều chỉnh gương chiếu hậu phù hợp nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Điều chỉnh gương chiếu hậu phản chiếu phần cánh sau ô tô, tức là một phần tư chiếc xe.
- Điều chỉnh gương chiếu hậu của hành khách chỉ phản ánh phần tư phía sau xe.
- Điều chỉnh gương chiếu hậu cabin phản chiếu đúng cửa sổ phía sau ngay giữa xe.
VIII. Hướng dẫn kĩ thuật sử dụng phanh tay để quay xe
Sử dụng phanh tay để quay xe là kĩ thuật đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự luyện tập thường xuyên. Kĩ thuật này giúp ích trong nhiều trường hợp khẩn cấp, đặc biệt khi người lái điều khiển xe ngoặt cua trên đường trơn. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng kĩ thuật này để tránh gây mòn lốp và nguy hiểm khi tham gia giao thông.
IX. Sử dụng ngón chân và gót chân để giảm tốc độ
Để giảm tốc độ an toàn và hiệu quả, bạn có thể tận dụng kĩ thuật sử dụng ngón và gót chân. Phương pháp này hoạt động theo cơ chế chuyển từ bánh răng cao sang bánh răng thấp hơn, hỗ trợ việc ngăn chặn dỡ bánh sau, từ đó giúp giảm tốc độ nhanh chóng và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản, cùng một lúc bạn dùng gót chân để nhấn bàn đạp ga và ngón chân để hãm tốc độ.
X. Cách đỗ xe chính xác nhất
Phương pháp đậu xe địa điểm đông đúc hay nhất là sử dụng cách đỗ song song. Cảm biến đỗ xe và parktronics là 2 công cụ hữu ích giúp bạn chuyển động tiến, lùi dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng.
Trên đây là 10 kỹ thuật lái xe cơ bản hay và chính xác nhất. VIETMAP hy vọng bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ được các kỹ năng điều khiển xe cơ bản đảm bảo an toàn bản thân và mọi người khi tham gia giao thông.