-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mách bạn 5+ kinh nghiệm cần biết khi lái xe qua đường sắt
Hiện nay, có rất nhiều tuyến đường sắt được xây dựng xuyên qua lòng thành phố, nhằm mang đến sự thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, cũng không ít những vụ tai nạn xảy ra trên tuyến đường ray, do người lái không tuân thủ quy định khi lái xe qua đường sắt. Vậy làm thế nào để lái xe qua đường sắt an toàn? Những quy định khi lái xe qua đường sắt là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau của VIETMAP.
I. Các quy định khi lái xe qua đường sắt
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, tại khu vực giao nhau giữa đường sắt với đường bộ, phương tiện di chuyển đường sắt được ưu tiên đi trước và phương tiện đường bộ buộc phải nhường đường. Vì vậy, khi quan sát thấy biển báo hiệu chỗ sắp giao nhau, bạn nên giảm tốc độ, quan sát hệ thống báo hiệu phía trước.
1. Nơi có rào chắn
Đa phần các khu vực giao nhau giữa đường bộ và đường sắt sẽ có biển báo, chuông báo hiệu. Khi gần đến đường ray, nếu thấy tín hiệu đèn đỏ bật sáng, chuông báo reo lên, người lái cần giảm tốc độ, dừng xe cách rào chắn một khoảng cách an toàn. Khi chuông báo hiệu và đèn tắt, rào chắn mở hết thì xe bắt đầu di chuyển qua đường sắt.
2. Nơi không có rào chắn và chỉ có đèn báo hiệu sáng
Một số nơi giao nhau chỉ có đèn báo hiệu và chuông báo, không có rào chắn. Khi đến gần, nếu thấy chuông báo hiệu reo lên, đèn báo sáng, người lái cần chủ động dừng xe lại. Ngoài ra, duy trì khoảng cách tối thiểu là 5m tính từ ray gần nhất. Khi chuông báo hiệu và đèn tắt, người lái bắt đầu di chuyển qua đường ray.
3. Nơi không có đèn báo hiệu
Đối với nơi không có rào chắn, đèn báo hiệu và chuông báo, người lái cần quan sát cẩn thận từ 2 phía của đường ray. Khi xác định không thấy tàu chạy đến từ xa thì mới cho xe di chuyển qua. Tuy nhiên, nếu thấy tàu đang đến thì người lái cần cho xe dừng cách đường ray tối thiểu 5m, chờ khi tàu đi qua thì quan sát 2 bên một lần nữa và cho xe đi qua.
Xem thêm:
Tìm hiểu mức phạt lỗi không bật đèn xe khi tham gia giao thông
Mách bạn 9+ mẹo thi lý thuyết B2 hiệu quả mới nhất 2022
II. Một số lưu ý khi lái xe qua đường sắt
1. Không vượt khi có chuông, đèn báo hiệu
Khi có bất kỳ tín hiệu nào từ rào chắn, đèn báo hay chuông báo hiệu vang lên cảnh báo tàu hỏa đang đến, người lái ô tô cần dừng xe lại, không cố tình vượt qua khi rào chắn chưa kịp hạ xuống hoàn toàn hay không có rào chắn. Nếu không tuân thủ, người lái có thể đối diện với nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
2. Không vượt qua khi bên kia đang kẹt xe
Khi quan sát thấy có tình trạng kẹt xe phía bên kia tại nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ thì người lái cần dừng xe, không vượt qua. Do tình trạng tắc nghẽn có thể làm cho người lái mắc kẹt quá lâu tại đường ray, điều này rất nguy hiểm vì tàu hỏa có thể di chuyển đến bất cứ khi nào.
Do đó, trước khi vượt qua, người lái cần quan sát kỹ lưỡng hai bên và phía trước. Nếu thấy ùn tắc phía bên kia, hãy dừng lại và chờ đến hết tắc nghẽn thì hãy di chuyển.
3. Quan sát kỹ càng các phía trước khi qua đường
Trước khi vượt qua đường sắt, người lái cần quan sát kỹ càng trước sau, hai bên để chắc chắn đường sắt thông thoáng, không có chướng ngại vật đang chắn đường. Thông thường, thiết kế đường sắt thường cao hơn mặt đường, nên người lái cần đạp ga dứt khoát, tránh tình trạng mắc kẹt lại giữa đường sắt. Một số loại xe cần trả về số thấp nhất để vượt qua đường sắt dễ dàng.
III. Mức xử phạt theo pháp luật khi vi phạm giao thông đường sắt
Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt hành chính từ 3 đến 5 triệu đồng và hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng đối với các lỗi vi phạm sau:
- Lỗi cố tình vượt rào chắn khi rào chắn đang dịch chuyển
- Lỗi không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của nhân viên gác chắn
- Lỗi vượt đường ray khi có đèn đỏ đã bật sáng
IV. Cách xử lý tình huống xe chết máy giữa đường ray
Khi gặp phải tình huống xe chết máy giữa đường ray, người lái cần thông báo ngay lập tức cho nhân viên gác chắn. Trong trường hợp không có nhân viên gác chắn tại đó, người lái cần nhanh chóng đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500m về hai phía để thông báo cho người lái tàu.
Đồng thời, người lái cần tìm cách liên hệ với đơn vị quản lý đường sắt, nhà ga gần nhất hoặc lực lượng chức năng địa phương. Sau đó tìm mọi cách nhanh chóng đưa xe ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt và kêu gọi mọi người xung quanh giúp đỡ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến những quy định khi lái xe qua đường sắt. Hy vọng thông qua bài viết của VIETMAP, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm hơn khi di chuyển qua đường ray.